Viêm khớp dạng thấp và mối liên hệ với nguy cơ bị trầm cảm

Viêm khớp dạng thấp và mối liên hệ với nguy cơ bị trầm cảm
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh đặc hiệu không chỉ gây nguy hại cho xương khớp mà còn làm tăng nguy cơ bị trầm cảm gấp đôi so với người bình thường.

1. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần

Theo các chuyên gia những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với những người không mắc bệnh. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy trong một khoảng thời gian dài chịu đựng những cơn đau khiến cho cơ thể người bệnh mệt mỏi, dễ chán nản, tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Trong một khoảng thời gian dài, rối loạn tự miễn khiến các khớp sưng đau, có thể dẫn đến tình trạng đau mạn tính, khiến người bệnh khó có thể di chuyển một cách dễ dàng và không thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Đó cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân RA có thể sẽ mắc trầm cảm.

Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Hiệp hội Viêm khớp mạn tính Quốc gia (NRAS) cho biết bệnh trầm cảm ở những người từng mắc viêm khớp dạng thấp không được cảnh báo vì nhiều lý do, bởi RA cũng gây ra trạng thái tâm lý mệt mỏi, khó ngủ - những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm. 

Nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư Anne Barton, thành viên của Viện nghiên cứu Y sinh học Cơ xương quốc gia (NIHR), đã tiến hành khảo sát 322 bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp nặng và đang chờ đợi điều trị sinh học RA.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp", TS. Barton cho biết, "Nghiên cứu cho thấy việc đánh giá thường xuyên tâm trạng và niềm tin của một bệnh nhân - tách biệt với trạng thái thể chất của họ - có ích trong việc hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát bệnh tật. Với tư cách là các nhà rheumatologists (bác sỹ nghiên cứu về thấp khớp) chúng ta cần phải biết rằng trầm cảm có thể xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp".

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

"Một nghiên cứu trước đó được công bố về việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân RA khá tích cực. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những cải thiện trong điều trị và thuốc, cũng như các hoạt động về thể chất và tâm lý, là những lý do chính để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra thông điệp đầy hy vọng cho các bệnh nhân rằng, mặc dù bị viêm khớp dạng thấp, họ có cơ hội tốt hơn để sống một cuộc sống đầy đủ và có giá trị hơn 20 năm trước đây," Cécile Overman, một nghiên cứu sinh về tâm lý học lành mạnh tại Đại học Utrecht, Hà Lan.

2. Trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm RA

Nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp, thì hãy cẩn trọng bởi bạn có nguy cơ bị trầm cảm. Bệnh lý trầm cảm có thể làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị RA của bạn, khiến bạn ít tuân thủ kế hoạch đã được đề ra. Khi bạn đang chán nản, việc thực hiện các bước để kiểm soát các triệu chứng RA có thể sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Và dĩ nhiên, nếu bạn bỏ thuốc hoặc không theo các phương pháp điều trị khác, thì các triệu chứng của RA có thể trở nên tồi tệ hơn, cũng làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm.

Một nghiên cứu báo cáo rằng, chỉ có một trong năm bệnh nhân trầm cảm chia sẻ với bác sĩ của họ.  Nhưng để bác sĩ của bạn biết những cảm xúc gì mà bạn đang trải qua là bước đầu tiên hướng tới thành công khi điều trị trầm cảm.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Bác sĩ thấp khớp có thể điều trị chứng trầm cảm của bạn, hoặc bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Nếu bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng dưới đây trở nên quen thuộc, hãy nói với chuyên gia cơ xương khớp hoặc cơ sở chăm sóc ban đầu của bạn ngay lập tức:

- Cảm giác buồn chán

- Rối loạn giấc ngủ

- Thiếu năng lượng

- Sự thay đổi bất thường về cân nặng

- Mất hứng thú với các hoạt động đã từng làm bạn vui

- Suy nghĩ về tự tử hay cái chết

Tác giả: Phương Thuận