Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi: Triệu chứng lâm sàng và biến chứng nguy hiểm

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi: Triệu chứng lâm sàng và biến chứng nguy hiểm
Khi viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi, người nhà cần đưa bệnh nhi đi khám ngay để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mắt trẻ bị đỏ do nhiễm trùng, kích ứng hoặc tắc ống dẫn nước mắt (tắc tuyến lệ). Khi bị nhiễm trùng, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể rất nghiêm trọng; thậm chí viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi vô cùng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc sẽ có hiện tượng chảy dịch ở mắt trong vòng 1 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Mí mắt của trẻ trở nên sưng húp, đỏ và mềm. Nguyên nhân của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh thường khó xác định vì trong nhiều trường hợp, các triệu chứng không khác nhau tùy theo nguyên nhân.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể do ống dẫn nước mắt bị tắc, kích ứng do thuốc kháng sinh tại chỗ được sử dụng khi sinh hoặc nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Ngay cả những bà mẹ không có triệu chứng tại thời điểm sinh nở cũng có thể mang và truyền vi khuẩn hoặc vi rút cho trẻ trong khi sinh.

Các loại viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất bao gồm:

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi: Triệu chứng lâm sàng và cách điều trị - Ảnh 1.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi vô cùng nguy hiểm - Ảnh: babycenter

Viêm kết mạc do chlamydia

Chlamydia trachomatis có thể gây viêm kết mạc và nhiễm trùng sinh dục (chlamydia). Phụ nữ mắc bệnh chlamydia không được điều trị có thể truyền vi khuẩn sang con trong khi sinh. Các triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm đỏ mắt, sưng mí mắt và chảy mủ. Các triệu chứng này có khả năng xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi sinh.

Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi và vòm họng thường do chlamydia.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi: Triệu chứng lâm sàng và cách điều trị - Ảnh 2.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi và vòm họng thường do chlamydia - Ảnh: drishtieye

Viêm kết mạc do lậu cầu

Neisseria gonorrhoeae gây ra viêm kết mạc do lậu cầu, cũng như bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục được gọi là bệnh lậu. Phụ nữ mắc bệnh lậu không được điều trị có thể truyền vi khuẩn sang con trong quá trình sinh nở.

Các triệu chứng thường bao gồm đỏ mắt, có mủ đặc trong mắt và sưng mí mắt. Loại viêm kết mạc này thường bắt đầu khoảng 2 đến 4 ngày sau khi sinh. Nó có thể liên quan đến nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết); màng não và tủy sống (viêm màng não) ở trẻ sơ sinh.

Viêm kết mạc do hóa chất

Khi nhỏ mắt cho trẻ để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, đôi mắt non yếu của trẻ sơ sinh có thể bị kích ứng. Đây có thể được chẩn đoán là viêm kết mạc do hóa chất. Các triệu chứng của viêm kết mạc do hóa chất thường bao gồm mắt đỏ nhẹ và sưng mí mắt. Các triệu chứng có khả năng chỉ kéo dài từ 24 đến 36 giờ.

2. Viêm phổi do viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc có nhiều biểu hiện khác nhau ở trẻ sơ sinh. Nhiễm khuẩn chlamydia là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi, thường xuất hiện từ ngày tuổi thứ 5 đến ngày tuổi thứ 12. Không giống như viêm kết mạc do lậu cầu có mủ, viêm kết mạc do chlamydia thường có biểu hiện tiết dịch mắt.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi: Triệu chứng lâm sàng và cách điều trị - Ảnh 3.

Các triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi do chlamydia là ho từng cơn lặp đi lặp lại - Ảnh: babycenter

Rất khó để phân biệt nguyên nhân gây ra viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh vì các chẩn đoán phân biệt có thể bao gồm kích ứng hóa chất từ các thuốc dự phòng được sử dụng trong bệnh viện (thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày), tắc nghẽn ống lệ mũi, vi rút và vi khuẩn.

Để chẩn đoán chính xác nhiều căn nguyên của viêm kết mạc, cần phải cấy tế bào kết mạc có dịch tiết. Mí mắt của trẻ sơ sinh được cắt và lấy mẫu bằng tăm bông thích hợp. Trong khi chờ đợi kết quả nuôi cấy, điều trị dự phòng cho trẻ sơ sinh bằng thuốc mỡ tra mắt erythromycin là hợp lý.

Nếu nuôi cấy dương tính với C. trachomatis, liệu pháp uống sẽ được bác sĩ chỉ định. Erythromycin ethylsuccinate 50 m/kg/ngày uống chia thành bốn liều hàng ngày trong 14 ngày là khuyến cáo hiện tại của CDC.

Một khi vi khuẩn chlamydia lây lan từ kết mạc đến ống lệ và mũi họng, tình trạng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi sẽ lên đến 33% hoặc hơn. Trong trường hợp không xảy ra viêm kết mạc, 11 đến 20% trẻ sinh ra từ những bà mẹ dương tính với chlamydia không được điều trị sẽ bị viêm phổi do chlamydia.

Các triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi do chlamydia là ho từng cơn lặp đi lặp lại, thở nhanh và thâm nhiễm lan tỏa hai bên trên phim chụp X-quang phổi (CXR). Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi do chlamydia nên được điều trị bằng uống erythromycin. Nếu không được điều trị, bệnh có một đợt kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.

Mặc dù erythromycin là lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn chlamydia ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ cũng phải đánh giá các tác dụng phụ tiềm ẩn của nó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa erythromycin và chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh (IHPS).

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi: Triệu chứng lâm sàng và cách điều trị - Ảnh 4.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh gây viêm phổi do chlamydia nên được điều trị bằng uống erythromycin - Ảnh: theconversation

Trong một nghiên cứu Vanderbilt năm 2002, các nhà nghiên cứu đã xem xét biểu đồ của 804 trẻ sơ sinh, từ 3 đến 90 ngày tuổi, và nhận thấy mức tăng IHPS gần gấp tám lần ở những trẻ sơ sinh tiếp xúc với erythromycin từ 3 đến 13 ngày tuổi. Đối với những trẻ không dung nạp erythromycin, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng nên dùng sulfonamid uống như một giải pháp thay thế sau giai đoạn sơ sinh ngay lập tức.

Tuy nhiên, các bác sĩ phải thận trọng và cẩn thận trong việc tư vấn cho cha mẹ về rủi ro của phương pháp điều trị này và đánh giá các di chứng tiềm ẩn của sulfonamid, bao gồm ban đỏ đa dạng (EM), hội chứng Stevens-Johnson (SJS) hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN).

Nguồn dịch: https://www.cdc.gov/conjunctivitis/newborns.html

https://www.medscape.com/viewarticle/472403_5


Tác giả: Tiểu Quyên