Viêm gan B lây qua đường nước bọt có đúng không? Có lây qua đường hô hấp không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Viêm gan B lây qua đường nước bọt có đúng không? Có lây qua đường hô hấp không?
Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm do đối tượng nhiễm virus không giới hạn. Con đường lây nhiễm bệnh mặc dù đã được chỉ ra rõ ràng nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc về việc viêm gan B lây qua đường nước bọt, lây qua đường hô hấp hay lây qua đường ăn uống là đúng hay sai?

1. Virus viêm gan B tồn tại ở những đâu?

Trước khi xác định xem vấn đề viêm gan B lây qua đường nước bọt hay lây qua đường hô hấp có đúng không thì cần phải xem là virus viêm gan B có thể tồn tại ở những đâu và từ đó mới giải quyết được viêm gan B có lây qua đường nước bọt hay hô hấp không.

Dưới đây là những môi trường virus HBV có thể tồn tại và gây viêm gan B:

- Trong cơ thể người

Virus viêm gan B ngoài môi trường tế bào gan thì còn được tìm thấy có trong máu, trong dịch bạch huyết và trong dịch sinh dục của người mang mầm bệnh. Ở các giai đoạn virus viêm HBV phát triển mạnh mẽ và gây ra "bùng phát" bệnh với tốc độ nhân lên nhanh chóng trong cơ thể.

Từ đó xác định đường lây nếu virus viêm gan B trong cơ thể người đó là những hành động liên quan đến tiếp xúc máu, tiếp xúc dịch bạch huyết hay tiếp xúc với dịch cơ quan sinh dục.

Theo nhiều nghiên cứu thì virus viêm gan B không tồn tại ở trong môi trường nước bọt hoặc mồ hôi hoặc tỷ lệ cực thấp. 

Điều này cũng tương tự đối với hơi thở, virus HBV cũng chỉ tồn tại một lượng rất nhỏ. Dịch nhầy nếu bắn ra ngoài khi hắt hơi cũng không đủ khả năng gây bệnh cho người khác.

- Môi trường bên ngoài cơ thể

Virus gây bệnh viêm gan B có thể tồn tại trong chất dịch của vật chủ trong thời gian 1 tuần ở môi trường ngoài và bám vào vật dụng nào đó chứ không trôi nổi trong không khí. 

Vì lý do này mà đường lây virus viêm gan B có thể truyền sang người khác nếu như sử dụng chung vật dụng có dính máu có virus ở người khác ví dụ như kim tiêm, dụng cụ nội soi, đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc đồ chơi tình dục có dính dịch cơ quan sinh dục,...

2. Viêm gan B lây qua đường nước bọt đúng không?

Vậy dựa vào đường lây ở trên thì viêm gan B lây qua đường nước bọt chỉ có khả năng trong khi người lành tính có vết loét, vết lở hay viêm nhiễm trong lợi hoặc nướu (vết thương hở) - khả năng lây nhiễm virus viêm gan B sẽ cao hơn.

Viêm gan virus HBV lây chủ yếu qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con qua sinh nở. Còn lại việc viêm gan B lây qua đường nước bọt, đường ăn uống hay hôn người bị bệnh cũng không làm lây nhiễm trừ khi có liên quan tới 3 đường lây kể trên.

Sau viêm gan B lây qua đường nước bọt thì câu hỏi về viêm gan B có lây qua đường hô hấp không cũng được quan tâm rất nhiều. Virus viêm gan B hoàn toàn không thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp được. Việc cùng nói chuyện, cùng hít thở hoặc dùng chung khẩn trang, micro,... cũng không làm tăng khả năng lây nhiễm virus HBV. Trừ khi những vật dụng đó có dính máu và dịch tiết có chứa virus tiếp xúc với vết thương hở của người lành.

Tóm lại viêm gan B lây qua đường nước bọt hay đường hô hấp là quan niệm sai. Chỉ khi người lành có vết thương hở tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người mang bệnh thì mới có nguy cơ bị lây nhiễm. Khi đó cần phải được làm các xét nghiệm về kiểm tra sự có mặt của virus HBV không và đang ở giai đoạn phơi nhiễm hay như thế nào,...

Trên đây là câu trả lời về vấn đề viêm gan B lây qua đường nước bọt, hay đường hô hấp. 

Để phòng tránh viêm gan B tốt nhất thì bạn nên thực hiện việc tiêm phòng vaccine viêm gan B và kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm biểu hiện của bệnh, đặc biệt với những người có nguy cơ bị viêm gan B cao.


Tác giả: Phạm Thanh