Viêm da tiếp xúc kiêng gì và những điều bạn cần biết

Viêm da tiếp xúc kiêng gì và những điều bạn cần biết
Bệnh viêm da tiếp xúc kiêng gì là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Việc điều trị bệnh có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, người bệnh cần biết những tác nhân nào nên tránh.

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh bạn có thể hoàn toàn tự chữa được nếu như có kiến thức nhất định. Bệnh mặc dù gây khó chịu, ngứa ngáy, mệt mỏi tuy nhiên lại không quá ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy, bạn không nên quá lo lắng, hãy tìm hiểu về những nguyên tắc trong điều trị viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc mặc dù có thể tự chữa được tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm, bạn có khả năng phải đối mặt với căn bệnh này thường xuyên. Vậy bệnh nhân viêm da tiếp xúc kiêng gì? Có những vấn đề gì cần đặc biệt lưu ý? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phòng tránh các tác nhân dễ gây ra viêm da tiếp xúc.

1. Viêm da tiếp xúc kiêng gì?

1.1. Các loại hóa chất

Hóa chất là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm da tiếp xúc. Hóa chất không chỉ có mặt trong sản xuất công nghiệp mà ngay cả trong sinh hoạt cũng khiến cho làn da bị kích ứng và làm tái phát tình trạng viêm da tiếp xúc.

Do vậy, bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần đặc biệt hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như:

- Chất tẩy rửa, nước rửa bát, xà phòng,…

Viêm da tiếp xúc kiêng gì và những điều bạn cần biết - Ảnh 2.

Viêm da tiếp xúc kiêng gì? Hóa chất chính là kẻ thù của bệnh nhân viêm da tiếp xúc, hãy tránh xa tác nhân này. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

- Hóa chất công nghiệp như xăng dầu, dung môi, sơn,…

- Các chất trong xây dựng: xi măng, nhựa đường,…

- Các loại hóa mỹ phẩm khác.

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, bạn cần trang bị những loại quần áo bảo hộ hoặc dùng găng tay, cụ thể:

- Dùng các chất tẩy rửa có độ tẩy nhẹ, các loại sữa tắm trung tính và ít kích ứng da.

- Mang bao tay, ủng, khẩu trang, quần dài, áo tay dài,… khi tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp,…

- Với các loại hóa mỹ phẩm, nên thử trước một lượng nhỏ ở vùng da cánh tay. Sau 2 – 3 giờ nếu không có kích ứng da có thể tiếp tục sử dụng.

1.2. Yếu tố thời tiết

Thời tiết như gió, ánh nắng mặt trời hay nước mưa cũng tác động không tốt đối với bệnh nhân viêm da tiếp xúc, viêm da kích ứng. Tùy vào tình trạng cơ địa mà bệnh nhân có thể bị dị ứng thời tiết hay không. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân nên trang bị khẩu trang, kính, áo khoác,… để hạn chế không khí lạnh và các tác nhân kích ứng lẫn trong không khí.

1.3. Yếu tố thực phẩm

Viêm da tiếp xúc kiêng gì và những điều bạn cần biết - Ảnh 3.

Viêm da tiếp xúc kiêng gì? (Ảnh: Internet)

Thực phẩm nào nên ăn hay không nên ăn là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị viêm da tiếp xúc. Không phải loại thực phẩm nào cũng ăn được, bạn nên chú ý kiêng những món ăn sau đây:

- Các loại thức ăn lạ.

- Hải sản, thủy sản và các thức ăn tanh,…

- Thực phẩm nhiều đường, mỡ,…

- Bia, rượu, cà phê, trà đậm,…

Ngoài ra cần lưu ý không hút thuốc lá vì trong thuốc lá có rất nhiều chất gây hại cho sức khỏe.

2. Viêm da tiếp xúc nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm và các tác nhân không tốt cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc, bạn cũng nên chú ý bổ sung một số loại rau củ quả và thực phẩm có lợi nhằm mục đích tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giúp da mềm mại, cấp nước cho làn da. Các thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc bao gồm:

- Rau quả tươi giàu vitamin C, E: cà chua, cà rốt, đu đủ, cam, bưởi, các loại đậu, giá đỗ, bắp cải,…

- Các loại sinh tố và nước trái cây để bổ sung nước và vitamin.

- Uống đủ nước, từ 2 – 2,5 lít/ngày để quá trình đào thải trên da tốt hơn.

Viêm da tiếp xúc kiêng gì và những điều bạn cần biết - Ảnh 4.

Những thực phẩm giàu omega-3 là gợi ý tốt cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc. (Ảnh: Internet)

Ngoài việc ăn uống hay hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da tiếp xúc, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc như:

- Không gãi khi bị ngứa, hãy cố gắng kiềm chế, bạn có thể xoa nhẹ làn da thay vì dùng móng tay gãi mạnh, điều này chỉ khiến bệnh nặng hơn và tổn thương da, dễ gây viêm, loét.

- Không nên mặc những loại quần áo bó, có lông, len, mặc đồ rộng rãi, chất mịn, mềm.

- Không được tự ý dùng các loại thuốc bôi ngoài da.

- Không lạm dụng các thuốc kháng sinh khử trùng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc viêm da tiếp xúc kiêng gì để thêm kiến thức để điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Tác giả: Thanh Thanh