Viêm da dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết
Hiện tượng viêm da dị ứng ở trẻ em xảy ra xuất hiện các triệu chứng như sưng, ngứa, bị bong vảy hoặc sẩn đỏ trên da.

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm da dị ứng

Có một số nguyên nhân cụ thể có thể khiến tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ em xuất hiện gồm:

- Di truyền: Đối với gia đình có cha hoặc mẹ mắc phải viêm da cơ địa hay chàm da hoặc một số tình trạng dị ứng trên da khác thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.

- Trẻ bị dị ứng do cơ địa: Những trẻ có cơ địa dị ứng, khi gặp phải các tác nhân gây bệnh thì tình trạng viêm da xảy ra và phát triển nặng hơn. Nếu không kịp thời điều trị còn có thể tiến triển nặng thành viêm da cấp tính hoặc mãn tính.

- Viêm da dị ứng ở trẻ em có thể xảy ra do thay đổi của thời tiết.

2. Những triệu chứng về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Điểm danh một vài các triệu chứng về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em gồm:

- Kiểm tra tình trạng dị ứng ở trẻ em, thời điểm 3 tuần sau sinh trẻ sẽ mắc viêm da cơ địa và bắt đầu có các đợt bùng phát cấp tính của bệnh đối với các đám đỏ trên da và gây ra hiện tượng ngứa.

- Trong khi đó, da của trẻ cũng xuất hiện các mụn nước nông, kèm theo xuất tiết, đóng vảy tiết và dễ vỡ, có thể bị bội nhiễm.

- Xuất hiện các dấu hiệu sưng các hạch lân cận.

- Khi trẻ bị tổn thương da do viêm da cơ địa thì phần lớn các vùng chịu tổn thương thường gặp ở mặt, da vùng cổ và tay chân, thân mình, phổ biến nhất là viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh.

Đặc điểm viêm ra cơ địa ở trẻ xảy ra được biết đến là tình trạng này không gây ra các tổn thương vùng da quấn tã như các dạng hăm tã, mẩn ngứa do thời tiết. Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra phụ huynh cần tránh nhầm lẫn khi tìm hiểu cũng như phát hiện đúng triệu chứng bệnh để có hướng điều trị viêm da cho trẻ kịp thời, đúng cách.

Viêm da dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Viêm da dị ứng tiếp xúc: căn bệnh dị ứng nguy hiểm ai cũng cần biết

- Chuyên gia tư vấn cách điều trị viêm da cơ địa

3. Ảnh hưởng của viêm da cơ địa đến sức khỏe trẻ em

Hầu hết các trẻ khi mắc viêm da cơ địa sẽ thường tự khỏi sau thời gian từ 18 đến 24 tháng tuổi.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ bị viêm da cơ địa cũng có thể khỏi trong khoảng thời gian này. Có những trẻ bị viêm da cơ địa có thể kéo dài lên tới 10 tuổi. Đặc biệt, dù hiếm gặp nhưng vẫn có một số trẻ bị mắc viêm da cơ địa kéo dài tới tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành.

Thời gian mắc viêm da cơ địa, khi này trẻ phải trải qua các đợt bùng phát cấp tính của bệnh hoặc có trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa tái phát nhiều lần, tái phát theo chu kỳ khoảng vài lần mỗi năm và theo thời gian thì tình trạng tái phát viêm da cơ địa này sẽ chuyển sang dạng mạn tính.

Ảnh hưởng của viêm da cơ địa đến sức khỏe trẻ em như thế nào? Thực tế thì viêm da cơ địa ở trẻ vốn không phải một bệnh lý quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, viêm da cơ địa ở trẻ em lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của trẻ. Đặc biệt tình trạng viêm da cơ địa mãn tính sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và mất ngủ, ăn kém, nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Vì vậy đối với trẻ bị viêm da cơ địa, cha mẹ cần chú ý lựa chọn và xây dựng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng như chế độ ăn sóc, điều trị sớm, kịp thời để không gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

4. Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em?

Dù là bệnh không nguy hiểm nhưng viêm da cơ địa lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ. Vì vậy, cần thực hiện điều trị cho trẻ nhằm làm dịu da cho trẻ, chống khô da, chống nhiễm trùng cũng như giảm ngứa, chống viêm ngoài da cho trẻ.

Còn tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể khi trẻ bị viêm da cơ địa mà có thể lựa chọn các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp nhất.

4.1. Thuốc bôi viêm da cơ địa

Còn tùy thuộc vào mục tiêu điều trị, do đó bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định sử dụng một số loại thuốc với tác dụng kết hợp bôi ngoài da để cải thiện tình trạng da của trẻ gồm:

- Sử dụng thuốc làm ẩm ngoài da.

- Có thể sử dụng thuốc đắp cho trẻ, nước muối sinh lý.

Viêm da dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết - Ảnh 3.

- Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa cho trẻ em cần sử dụng thuốc điều trị chính, các loại thuốc hoạt tính yếu như hydrocortison 1 - 2,5% với mục đích nhằm hạn chế tình trạng kích ứng da.

- Khi sử dụng thuốc điều trị trung bình, có thể sử dụng clobetason butyrat, hoạt lực mạnh hơn hydrocortison, các trường hợp sử dụng thuốc điều trị trung bình được áp dụng khi tình trạng viêm da dị ứng không đáp ứng thuốc hoạt tính yếu.

- Sử dụng thuốc hoạt tính mạnh: Corticoid như clobetasol propionat, đối với các trường hợp cần sử dụng thuốc hoạt tính mạnh này là các trường hợp nặng và có kèm theo tình trạng bị dầy da, lichen hóa trên da.

- Dùng thuốc hạt sừng, bong vảy gồm mỡ goudron, crysophanic, ichthyol hay mỡ salicyle 5% và 10%.

Đối với các loại thuốc bôi điều trị viêm da dị ứng là loại thuốc điều trị tại chỗ, có tác dụng ngăn chặn bùng phát các triệu chứng ngoài da do viêm da cơ địa gây ra đối với trẻ em.

Tuy nhiên, các loại thuốc bôi được sử dụng này chỉ giúp cắt triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Hơn nữa, việc sử dụng nhóm thuốc bôi để điều trị viêm da cơ địa cho trẻ cần hết sức cẩn thận, đặc biệt đối với nhóm thuốc có hoạt lực cao.

Sử dụng thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa cho trẻ cần sử dụng theo thời gian, liều lượng của bác sĩ sau đó theo dõi kết quả. Ngoài ra, không nên lạm dụng thuốc bôi và kéo dài thời gian vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

4.2. Thuốc uống

Ngoài thực hiện bôi thuốc điều trị thì trong một số trường hợp các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống thuốc có tác dụng toàn thân với mục đích cải thiện tình trạng mẫn cảm ngoài da.

Các loại thuốc được sử dụng có thể gồm:

- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch như: Thuốc kháng histamine H1: Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin đây là những loại thuốc được sử dụng với các trường hợp bị viêm da cơ địa cho kích ứng, dị ứng với tác dụng giảm ngứa hiệu quả.

- Nhóm thuốc kháng sinh gồm: cephalosphorin và các thuốc có hoạt tính tương tự. Đối với các loại thuốc kháng sinh này chỉ được bác sĩ chỉ định uống khi xuất hiện nhiễm khuẩn ngoài da và trong đợt bùng phát viêm da cơ địa đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn liên cầu, tụ vàng.

Lưu ý, nguyên tắc khi sử dụng các loại thuốc điều trị chỉ nên sử dụng trong trường hợp cụ thể và tránh tự ý sử dụng nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ bị kích ứng, dị ứng.

Viêm da dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết - Ảnh 4.

5. Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ em đúng cách

Để trẻ không bị viêm da dị ứng, cần chú ý thực hiện một số biện pháp chăm sóc da cho trẻ đúng cách gồm:

5.1. Không tắm lá mát

Rất nhiều phụ huynh trong quá trình chăm sóc da cho trẻ lựa chọn tắm lá mát với suy nghĩ sẽ tốt cho trẻ. Tuy nhiên việc tắm lá mát còn có thể khiến trẻ bị khô da hơn vì làm thay đổi độ pH trên da cho trẻ và có thể chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

Phụ huynh chăm sóc trẻ nhỏ không nên tắm các loại nước lá, nguy cơ tiềm ẩn nên viêm da cơ địa cao hơn. Để tránh tổn thương cho da trẻ, phụ huynh chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội và pha nước với nhiệt độ vừa phải từ 36 đến 38 độ C để tắm cho trẻ.

5.2. Chọn sữa tắm phù hợp cho trẻ

Cần lựa chọn các loại sữa tắm phù hợp với da của trẻ. Chú ý, cha mẹ không nên lựa chọn các loãi à phòng thông thường mà thay vào đó nên lựa chọn các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ và có tính acid nhẹ nhằm tái tạo và duy trì độ pH trên da.

Đồng thời giúp rửa sạch chất bẩn và không khiến trẻ bị khô da và lựa chọn các loại sữa tắm không gây kích ứng cho da.

5.3. Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu mềm mại

Để da của trẻ không bị kích ứng thì cần lựa chọn các loại chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng viêm da.

Lưu ý, cần tránh các loại vải cứng, vải sợi len, dạ vì da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, việc tiếp xúc với các loại chất liệu này có thể khiến trẻ bị khó chịu, ngứa ngáy và thậm chí còn có thể gây kích ứng da.

5.4. Tránh để trẻ cào gãi gây tổn thương da

Viêm da dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết - Ảnh 5.

Tình trạng viêm da cơ địa hoặc viêm da dị ứng ở trẻ em có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và khiến trẻ cào gãi đến khi da bị tổn thương.

Đối với trẻ nhỏ đang mắc hoặc gặp các vấn đề về viêm da thì phụ huynh cần luôn canh chừng trẻ, nếu bé có ý định gãi hoặc chà xát các vết viêm da cần can thiệp để trẻ không gãi.

Ngoài ra, phụ huynh cần sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm, xịt khoáng thường xuyên giúp dịu da cho trẻ. Đồng thời còn có tác dụng giúp giảm tình trạng kích ứng cũng như giúp trẻ không bị ngứa ngáy.

6. Phòng viêm da dị ứng cho trẻ bằng cách nào?

Viêm da dị ứng gây nhiều phiền toái đến cuộc sống trẻ nhỏ và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì viêm da có thể hay tái phát, thậm chí chuyển sang dạng mãn tính. Do đó quá trình phòng viêm da dị ứng cho trẻ nhỏ vô cùng cần thiết. Để phòng viêm da dị ứng cho trẻ cần chú ý:

- Khuyến khích cho trẻ bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sữa mẹ có tác dụng đảm bảo sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

- Cần giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh khói bụi cũng như các loại lông động vật gây mất cân bằng và không khí cho trẻ cần thoáng, sạch.

- Đối với các loại thực phẩm như sữa, các loại dinh dưỡng cho trẻ khi sử dụng cần theo dõi xem trẻ có dấu hiệu dị ứng hay không và cần phải đổi loại sửa hoặc thực phẩm đang sử dụng nếu có xảy ra các phản ứng dị ứng.

- Không cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm hay các loại hóa chất sinh hoạt trong gia đình.

- Gia đình có trẻ nhỏ nên hạn chế các loại vật nuôi như chó, mèo và chim cảnh vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc dị ứng cho trẻ.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4254569/

2. https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/a/atopic-dermatitis-and-eczema/symptoms-and-causes


Tác giả: Ngọc Lan