Viêm dạ dày: Triệu chứng, Nguyên nhân, Chẩn đoán và Cách điều trị

Viêm dạ dày: Triệu chứng, Nguyên nhân, Chẩn đoán và Cách điều trị
70% dân số Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ viêm dạ dày. Căn bệnh này không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.

    1. Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị sưng hoặc viêm. Viêm dạ dày được chia làm 2 loại:

+ Viêm dạ dày cấp tính: Là tình trạng bệnh xảy ra bất ngờ

+ Viêm dạ dày mãn tính: Là tình trạng bệnh kéo dài

viem-da-day

Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng. (Nguồn ảnh: Internet).

Tham khảo thêm:

Những thông tin cần biết về bệnh đau dạ dày

5 thói quen gây hại cho dạ dày cần từ bỏ ngay

Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? Đây là bệnh không nguy hiểm và có thể hồi phục nhanh chóng sau khi được chữa trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như loét dạ dày, u dạ dày và ung thư dạ dày.

    2. Triệu chứng viêm dạ dày

Những người bị viêm dạ dày thường không có biểu hiện bệnh rõ rệt cho đến khi được chẩn đoán. Dưới đây là các triệu chứng viêm dạ dày phổ biến nhất:

+ Buồn nôn và ói mửa

+ Đau bụng trên

+ Đầy hơi, chán ăn, ở nóng

Khi niêm mạc bị dạ dày bị tổn thương nặng, dẫn đến tình trạng bị chảy máu thì bạn có thể thấy các dấu hiệu như:

+ Nôn ra máu hoặc dịch nôn ra có màu nâu lợn cợn

+ Đi tiêu phân đen

Một số triệu chứng và dấu hiệu viêm dạ dày khác không được nêu ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, xin vui lòng tham khảo bác sĩ để nhận được giải đáp chính xác nhất. 

day-hoi-kho-tieu-la-trieu-chung-cua-viem-da-day

Buồn nôn, ói mửa, chán ăn là triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày. (Nguồn ảnh: Internet).

    3. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Nguyên nhân gây viêm dạ dày bao gồm:

+ Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra

+ Sử dụng một số loại thuốc như aspirin hoặc các thuốc chống viêm không chứa steroid khác (NSAID)

+ Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gồm: sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cocaine, cafein, các vấn đề tự miễn, xạ trị và bệnh Crohn, trào ngược dạ dày và căng thẳng. 

vi-khuan-hp-gay-viem-da-day

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra bênh viêm dạ dày. (Nguồn ảnh: Internet).

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm dạ dày

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày bao gồm:

+ Thường xuyên bị căng thẳng đầu óc

+ Lớn tuổi

+ Dùng thuốc giảm đau thường xuyên

+ Uống quá nhiều bia rượu

+ Các bệnh viêm nhiễm khác như: viêm đường ruột, HIV/AIDS và các bệnh nhiễm khuẩn khác

bia-ruou-la-yeu-to-nguy-co-gay-viem-da-day

Uống quá nhiều bia rượu là yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày. (Nguồn ảnh: Internet)

    5. Chẩn đoán viêm dạ dày

Để chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ thường dựa trên các mô tả triệu chứng của người bệnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn làm một số các xét nghiệm như xét nghiệm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày và xét nghiệm phân hoặc máu. 

    6. Điều trị viêm dạ dày

Phác đồ điều trị viêm dạ dày phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.

+ Viêm dạ dày cấp tính gây ra bởi các nguyên nhân như rượu, chất kích thích hoặc các thuốc chống viêm không chứa steroid có thể điều trị bằng cách ngừng sử dụng chất kích thích và thuốc. 

+ Viêm dạ dày mãn tính gây ra bởi vi khuẩn HP có thể được điều trị bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn này. 

Hầu hết các kế hoạch điều trị viêm dạ dày đều kết hợp sử dụng các loại thuốc để điều trị acid dạ dày, giúp giảm dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày người bệnh đang gặp phải. Các loại thuốc dùng để hạn chế nồng độ acid trong dạ dày gồm: 

- Kháng sinh histamin-2 (h2): Nizatidine, Ranitidine, Cimetidine và famotidine

- Các chất ức chế bơm proton (PPI): Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole. Pantoprazole và Iansoprazole. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định truyền dịch và dùng các loại thuốc khác để làm giảm nồng độ acid nếu bệnh chuyển biến nặng hơn. 

    7. Phòng tránh viêm dạ dày

Để phòng tránh bệnh viêm dạ dày, bạn nên thực hiện các thói quen sinh hoạt sau đây:

+ Ăn thức ăn đã nấu chín

+ Ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cocain,...

+ Rửa tay trước khi ăn để tránh bị nhiễm trùng

+ Ăn nhiều bữa trong một ngày, mỗi lần chỉ nên ăn một lượng thức ăn nhỏ.

+ Không tự ý mua thuốc mà không có đơn của bác sĩ

+ Khám bệnh định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn cũng như phát hiện ra những triệu chứng bệnh nếu có. 

    8. Người bị viêm dạ dày nên ăn gì?

Người bị viêm dạ dày nên ăn các thực phẩm có tác dụng giảm tiết acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và các thực phẩm có tác dụng chữa lành các vết tổn thương trong dạ dày. Ngoài ra, người bệnh nên ăn các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. 

Các thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày gồm: chuối, táo, bánh mỳ nướng, canh/soup, nước dừa, gừng, trà thảo mộc, sữa chua, thì là, cây bạc hà, lá nguyệt quế, đậu bắp,...

chuoi-tot-cho-nguoi-bi-viem-da-day

Chuối là thực phẩm rất tốt cho người bị viêm dạ dày. (Nguồn ảnh: Internet).

    9. Người bị viêm dạ dày kiêng ăn gì?

Người bị viêm dạ dày không nên uống bia, rượu, thuốc lá; kiêng các gia vị cay nóng; kiêng nước ngọt có gas, cà phê; kiêng các loại trái cây có vị chua như chanh, me, cam bưởi; hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, các loại thịt nguội, thịt xông khói,...


Tác giả: Phạm Trang