Viêm dạ dày ruột cấp đã từng được biết đến như một nỗi lo khổ sở của nhiều người trưởng thành. Nhưng đó chưa phải tất cả. Giờ đây, nỗi lo này đã lây lan sang cả những thế hệ non nớt hơn – trẻ em.
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là căn bệnh không phải mới (Ảnh: Internet)
Theo các số liệu của các tổ chức y tế, mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em tử vong do viêm dạ dày ruột cấp. Đặc biệt, lứa tuổi khoảng 3 tháng tới 2 tuổi là lứa tuổi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam, viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thông thường được biết đến như một bệnh dễ chữa, không đáng lo ngại.
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em sẽ xuất hiện khi trẻ sốt 38 – 39 độ C dưới sự tấn công của virus Rotavirus. Trong 5 – 7 ngày tiếp theo, trẻ sẽ nôn thốc nôn tháo, đi ngoài phân loãng, không nhày, không máu và nhiều nước. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ có thể mất nước và bị nhiều biến chứng khác. Trong đó, nguy hiểm nhất là tử vong.
Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Trung Hà, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em cho biết 80% trẻ tử vong vì mất nước. Rất nhiều trẻ trong số đó đã không được điều trị kịp thời vì người lớn cho rằng tình trạng này không quan trọng.
Dựa vào một vài triệu chứng biểu hiện ở vẻ bề ngoài, phụ huynh có thể xác định tình trạng bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em. Khi trẻ bị mất nước vừa, các hiện tượng phổ biến gồm khát nước, miệng khô, mệt mỏi, quấy khóc, đi tiểu ít, độ đàn hồi của da giảm, mắt trũng sâu, thóp lõm xuống, nước mắt hiếm có,…
Phụ huynh có thể phát hiện bệnh của trẻ qua biểu hiện bên ngoài (Ảnh: Internet)
Nếu tình trạng phát triển ở thể nặng, trẻ bắt đầu đi lại lò dò, thường xuyên khát nước, tiểu ít, chân tay lạnh, khóc không nước mắt, nhịp thở nhanh và sâu. Bệnh còn khiến ruột non tổn thương, hấp thụ không ổn định. Dịch ở ruột non bị bài xuất cũng như quá trình hấp thụ lactose và carbonhydrate bị rối loạn.
Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống. Nguồn thức ăn thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn nước bẩn mang theo virus đi vào hệ tiêu hóa của trẻ. Trong quá trình tiếp xúc với người mang bệnh, các virus cũng có thể tranh thủ xâm nhập gieo mầm bệnh trong cơ thể trẻ.
Thời gian bệnh có tốc độ lây lan mạnh nhất là trong và sau khi mắc bệnh. Phụ huynh lúc này cần có các biện pháp thích hợp để hạn chế lây lan, đặc biệt qua đường tiếp xúc trực tiếp.
Đối với bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thông thường, phụ huynh có thể tự mình xử lý nếu tình trạng bệnh ở thể nhẹ. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể tới khi bệnh tình được phát hiện kịp thời và khám chữa chính xác. Vậy nên, phụ huynh cần nắm vững các thông tin liên quan tới bệnh và biểu hiện của trẻ. Nếu thể nhẹ của bệnh không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng thành nhiều bệnh tình nguy kịch khác nhau.
Phụ huynh có thể tự điều trị cho trẻ nếu phát hiện bệnh sớm (Ảnh: Internet)
Trong quá trình điều trị ở nhà, phụ huynh có thể bù nước cho trẻ bằng Hydrite, Oreson. Liều lượng mỗi lần sử dụng không quá nhiều và duy trì liên tục. Chế độ ăn cần đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn phải cao hơn thông thường để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của trẻ.
Nếu trẻ vẫn đang trong quá trình bú mẹ, việc bú mẹ phải được thực hiện với tần suất và lưu lượng nhiều hơn. Nếu trẻ đã dứt sữa mẹ, phụ huynh có thể cho trẻ dùng các loại sữa không có Lactose. Các loại thuốc kháng sinh, chống ỉa chảy, chống nôn tuyệt đối không được sử dụng vì không có tác dụng.
Trong quá trình chữa viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, các phụ huynh cũng cần chú ý một vài điều sau đây để hạn chế sự lây lan:
- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Thức ăn cần chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; nếu trẻ uống sữa thì cần tiệt trùng cẩn thận.
- Không nên ép trẻ ăn, uống tiếp khi trẻ đang nôn.
- Khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, thoáng đãng.