Viêm dạ dày nên uống gì: 7 loại nước giúp giảm nhanh triệu chứng viêm dạ dày

Viêm dạ dày nên uống gì: 7 loại nước giúp giảm nhanh triệu chứng viêm dạ dày
Nước ép bắp cải, nghệ, mật ong, tỏi, … đều là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và là những loại nước mà người viêm dạ dày nên uống để ổn định vết loét cũng như hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến, thường gặp, trung bình khoảng từ 2,4-6,1% dân số sẽ mắc viêm dạ dày. Tất cả các yếu tố gây mất cân bằng giữa nồng độ acid và bases trong dạ dày đều là nguyên nhân có thể gây viêm, đặc biệt cần lưu ý vi khuẩn Helicobacter pylori .

Sử dụng các thuốc chữa viêm dạ dày đôi khi mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các biện pháp giảm triệu chứng bệnh tại nhà mang lại hiệu quả đáng kể.

Viêm dạ dày nên uống gì để mau chóng khỏi bệnh?

1. Nước ép bắp cải

Bắp cải là một bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả. Bệnh nhân viêm dạ dày nên uống nước ép bắp cải có thể giúp giảm đau và nhanh chóng lành bệnh. Bắp cải đã được sử dụng để hỗ trợ chữa loét dạ dày từ trước khi có sự xuất hiện của kháng sinh.

Bắp cải có chứa nhiều vitamin C, có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm dạ dày do H. pylori. Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị loét đường tiêu hóa của bắp cải, kể cả loét dạ dày.

Một vài thí nghiệm, sử dụng khoảng 946ml nước ép bắp cải sau 7-10 ngày, các triệu chứng viêm dạ dày được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu nhỏ lẻ chưa thực hiện trên một mẫu lớn nên chưa khẳng định được vai trò chính xác của bắp cải trên loét dạ dày.

Tóm lại, viêm dạ dày nên uống nước ép bắp cải để các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng và nhanh lành bệnh.

2. Cây cam thảo

Cam thảo là rễ cây Glycyrrhiza glabra phơi khô, là một loại thảo mộc ứng dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày. Cam thảo có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Cam thảo kích thích dạ dày và ruột non tiết nhiều chất nhầy, là một chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, giúp giảm đau hiệu quả và hỗ trợ chữa lành vết loét.

Cam thảo có thể tương tác với các loại thuốc chữa viêm dạ dày khác, và gây tác dụng phụ như đau cơ, tê tay, chân.

3. Mật ong

Mật ong là một chất chống oxy hóa mạnh, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe. Mật ong còn giúp sáng mắt, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, và một vài loại ung thư.

Ảnh 3.

Mật ong hỗ trợ làm lành vết thương, loét trong dạ dày (Ảnh: Internet)

Mật ong có thể giúp làm lành các vết thương, kể cả vết loét dạ dày. Các nghiên cứu trên động vật, cho thấy vai trò của mật ong trong phòng ngừa loét và ung thư dạ dày, bằng cách nhanh chóng làm lành vết loét dạ dày.

Viêm dạ dày nên uống bổ sung thêm mật ong giúp phòng ngừa và hỗ trợ lành vết loét, kể cả vết loét do H. pylori.

4. Tỏi

Tỏi có chứa các hoạt chất có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao. Nếu không sử dụng được tỏi tươi, người bị viêm dạ dày nên uống nước ép tỏi cũng có tác dụng trong làm lành vết loét.

Sử dụng 2 tép tỏi mỗi ngày trong vòng 3 ngày có thể giúp giảm các triệu chứng viêm dạ dày do H. pylori (HP).

Người bệnh có thể uống nước ép tỏi, hoặc sử dụng tỏi tươi mỗi ngày để phòng ngừa loét dạ dày, chữa loét nhanh hơn do trong tỏi có chứa các chất kháng khuẩn và kháng viêm.

5. Nghệ

Viêm dạ dày nên uống tinh bột nghệ, nước ép nghệ tươi. Curcumin có trong củ nghệ giúp gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, kháng viêm, và giảm nguy cơ tim mạch. Curcumin hỗ trợ điều trị vết loét dạ dày cũng đã được nghiên cứu khá nhiều trên động vật.

Sử dụng 500mg mỗi 4 lần/ngày, sau 4 tuần 63% người bệnh khỏi loét dạ dày. Sau 8 tuần điều trị 87% người bệnh viêm loét dạ dày khỏi bệnh.

Ảnh 6.

Curcumin có trong củ nghệ giúp gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, kháng viêm (Ảnh: Internet)

Viêm dạ dày nên uống nước có chứa thành phần curcumin từ nghệ, không những giúp bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét còn giúp giảm các biến chứng tim mạch.

6. Nha đam

Nha đam được biết đến nhiều trong mỹ phẩm, và được dùng làm thức ăn. Trong nha đam có tính kháng khuẩn và khả năng hỗ trợ làm lành các vết thương nhỏ trên da. Người bị viêm dạ dày nên uống nước có nha đam, vì nha đam có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày khá hiệu quả.

Viêm dạ dày nên uống nước nha đam mỗi ngày là một cách giảm đau nhanh chóng và không tác dụng phụ.

7. Men vi sinh

Men vi sinh chứa các vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Viêm dạ dày uống men vi sinh mỗi ngày vừa giúp tiêu hóa tốt thức ăn, vừa giúp giảm triệu chứng đau do viêm.

Men vi sinh có hiệu quả khi sử dụng khoảng từ 200 triệu đến 2 tỷ CFU (colony-forming units) trong vòng từ 2-16 tuần.

Các thực phẩm chứa men vi sinh cung cấp không đủ lượng men so với các gói men vi sinh trên thị trường.

Viêm dạ dày nên uống men vi sinh mỗi ngày để giúp phòng ngừa và lành vết loét nhanh chóng. Men vi sinh có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc chống loét khác và giảm tác dụng phụ của thuốc.

Sử dụng các loại thuốc ức chế bơm proton, thuốc antacid,.. dùng để chữa viêm dạ dày là cần thiết. Tuy nhiên cũng có nhiều loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ giảm đau và nhanh lành vết loét. Viêm dạ dày nên uống nước ép bắp cải, nước ép tỏi, tinh bột nghệ, men vi sinh, nước nha đam, nước cam thảo, mật ong giúp nhanh lành bệnh.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/nutrition/stomach-ulcer-remedies#section2


Tác giả: Hồng Phượng