Viêm da cơ địa ở trẻ em và những điều cha mẹ không nên chủ quan

Viêm da cơ địa ở trẻ em và những điều cha mẹ không nên chủ quan
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da rất dễ bắt gặp ở bất kỳ trẻ nhỏ nào. Viêm da cơ địa ở trẻ em có những triệu chứng như thế nào và cách phòng chống tình trạng này ra sao chắc hẳn là câu hỏi chung của nhiều phụ huynh.

1. Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm da cơ địa là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, thời tiết khô hanh. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em ban đầu là tình trạng xuất hiện những nốt ban đỏ, ngứa trên hai má, sau đó lan sang thành những mụn nước li ti như rôm rất ngứa và rát. Khi những vùng mụn bị vỡ sẽ lan sang các vùng khác như cằm, cổ, khuỷu tay, khuỷu chân. 

Viêm da cơ địa ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể lan ra toàn thân, trẻ thường gãi nhiều tạo thành những mảng da rất dày rất khó chữa. 

Ảnh 2.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường xuất hiện vào mùa đông, thời tiết khô hanh (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

2.1. Do di truyền

Bệnh viêm da cơ địa có sự di truyền từ các thành viên trong gia đình và thường hay xuất hiện ở những trẻ có bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen… 

Nếu trong gia đình của trẻ có ông, bà, bố, mẹ… đã từng mắc bệnh viêm da cơ địa thì nguy cơ trẻ mắc phải bệnh này là rất cao, cho dù ông, bà, bố, mẹ... của trẻ đã chữa trị triệt để tình trạng này hay chưa.

2.2. Tiếp xúc với đồ vật gây ngứa 

Viêm da cơ địa ở trẻ em còn là do trẻ tiếp xúc với những đồ vật có khả năng gây ngứa như vòng đeo tay, vòng cổ…

Ảnh 3.

Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể là do trẻ tiếp xúc với đồ vật gây ngứa (Ảnh: Internet)

2.3. Do dị ứng 

Viêm da cơ địa ở trẻ em do bị dị ứng với những loại thức ăn, dị ứng với sự thay đổi môi trường, không khí hoặc với các chất thải bẩn… 

2.4. Sức đề kháng yếu 

Sức đề kháng của trẻ em còn non yếu nên chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Ảnh 4.

Sức đề kháng yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em (Ảnh: Internet)

2.5. Uống ít nước 

Cơ thể trẻ nếu không được cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày sẽ dẫn đến khả năng hoạt động của gan, thận trong việc bài trừ chất độc kém hiệu quả, gây viêm da cơ địa.

2.6. Ăn nhiều đồ cay nóng 

Một trong những nguyên nhân viêm da cơ địa ở trẻ em là ăn quá nhiều thực phẩm có tính cay nóng như các loại gia vị tiêu, ớt, mù tạt… hoặc các loại trái cây có tính nóng như xoài, sầu riêng… Thậm chí là do cha mẹ cho trẻ sử dụng các loại chất kích thích như cà phê…

3. Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ em

3.1. Ngứa

Viêm da cơ địa ở trẻ em chính là các thương tổn da khô kèm theo tình trạng trẻ hay bị ngứa. Mặt khác, khi ngứa nếu trẻ gãi quá nhiều sẽ làm cho tình trạng ngứa da trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc da bị bội nhiễm vi trùng và làm tình trạng viêm da cơ địa thêm phần trầm trọng.

Khi bị viêm da cơ địa, trẻ sẽ bị ngứa nhiều về đêm, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.

Ảnh 5.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em khiến trẻ luôn thấy ngứa ngáy (Ảnh: Internet)

3.2. Xuất hiện mụn nước

Một triệu chứng nữa của viêm da cơ địa ở trẻ em là xuất hiện những đám da màu đỏ trên cơ thể trẻ không rõ ranh giới. Bên cạnh đó là xuất hiện trên da trẻ các loại mụn nước tiết dịch, các sẩn và những đám sẩn. Da trẻ bị đóng các vảy tiết, tình trạng phù nề và chảy dịch kèm theo trên da.

Với các đám mụn nước này, nếu trẻ gãi thường xuyên sẽ rất dễ làm chúng bị bội nhiễm tụ cầu tạo nên các vẩy tiết màu vàng.

Ảnh 6.

Các đám da màu đỏ và mụn nước xuất hiện khi bé mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em (Ảnh: Internet)

4. Phòng tránh và điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho trẻ. Tuyệt đối không sử dụng chanh để tắm cho trẻ vì trong chanh chứa thành phần axit rất dễ làm tổn thương vùng da đang gặp tình trạng viêm da cơ địa.

- Tránh sử dụng những loại xà phòng tắm cho trẻ không rõ nguồn gốc, không phù hợp với làn da của trẻ.

- Giặt giũ quần áo của trẻ hàng ngày. Tránh cho trẻ mặc các loại quần áo có chất liệu từ nỉ hoặc lông vì chúng rất dễ làm cho tình trạng da trẻ bị viêm da cơ địa trở nên ngày càng nặng nề.

Ảnh 7.

Phòng chống viêm da cơ địa ở trẻ em bằng cách tắm rửa hàng ngày cho bé (Ảnh: Internet)

- Không tự ý sử dụng các loại kem bôi, thuốc bổ hay thuốc uống khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ.

- Không nên cho trẻ ở trong môi trường có sử dụng máy điều hòa quá nhiều. Tránh để cơ thể trẻ bị thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột.

- Không cho trẻ ăn những thức ăn gây phản ứng dị ứng.

- Thường xuyên thay tã cho trẻ cách 2 - 3 tiếng một lần.

- Nếu cơ thể trẻ đã có dấu hiệu thuyên giảm tình trạng viêm da cơ địa, bố mẹ vẫn phải tiếp tục thoa thuốc cho bé hoặc cho bé uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa triệt để tình trạng viêm da cơ địa.

5. Mẹo chữa viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể chữa bằng cách sử dụng lá trầu không. Đây là một cách hiệu quả và an toàn. Lá trầu không có chứa chất kháng khuẩn đặc trị rôm sảy, chống viêm nhiễm và làm giảm tình trạng ngứa ngáy cho làn da trẻ rất hiệu quả.

Ảnh 8.

Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng lá trầu không (Ảnh: Internet)

Cách làm rất đơn giản, lá trầu không mang đi rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào cốc nước nóng. Khoảng 15 phút sau thì chúng ta sử dụng loại nước này để rửa vùng da đang bị tình trạng viêm da cơ địa cho bé.

Lưu ý:

Trong suốt quá trình chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa, bố mẹ tuyệt đối không sử dụng bất cứ các loại thuốc bôi bừa bãi nào cho con cũng như không lạm dụng thuốc chứa các loại chất corticoid khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Nếu tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em không có dấu hiệu thuyên giảm, bé cần được đưa đến cơ sở y tế để sớm tìm ra phương pháp điều trị đúng cách. 

Hu vọng qua bài viết này các bố các mẹ đã có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Từ đó có biện pháp phòng chống, ngăn ngừa và điều trị dứt điểm tình trạng này.


Tác giả: D.A