Viêm da cơ địa ở chân - Làm sao để biết mình mắc bệnh ?

Viêm da cơ địa ở chân - Làm sao để biết mình mắc bệnh ?
Viêm da cơ địa ở chân, là căn bệnh mãn tính về da liễu có ảnh hưởng tới gần 18 triệu người, là nguyên nhân của các triệu chứng khó chịu như khô, ngứa. Vậy làm sao để biết mình mắc bệnh viêm da cơ địa ở chân? Và có những nguyên tắc nào người bệnh cần tuân theo. Hãy xem ngay bài viết này nhé.

1. Vài nét về bệnh viêm da cơ địa 

Theo như PGS. BS Nguyễn Duy Hưng - Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam, bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema,...

Nói về triệu chứng của căn bệnh này thì chúng ta có thể gặp bệnh ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có: Mu bàn chân, cẳng thân, bàn chân hay các ngón chân và cẳng chân.

Theo như tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Da liễu của Bộ Y tế, có từu 20% cho tới 80% người bệnh bị viêm da ở chân khi bị mắc bệnh viêm da cơ địa, đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà người lớn gặp phải.

Viêm da cơ địa ở chân và 7 triệu chứng thường gặp phải

- Bị sần đỏ dẹt

- Xuất hiện mụn nước

- Có vùng da mỏng

- Lichen hóa, có những mảng rộng, bờ kém rõ ràng ở những vùng da dày do bệnh gây ra và những vết ngang dọc hiện rõ ở trên da

- Khô da xảy ra do tăng mất nước qua biểu bì

- Bị ngứa

- Da cá, dày da bàn chân

2. Bệnh viêm da cơ địa ở chân

Giai đoạn 1 - giai đoạn cấp tính

Ảnh 2.

Bệnh viêm da cơ địa ở chân và giai đoạn cấp tính

Ở vào giai đoạn đầu tiên này, triệu chứng gặp phải mà có thể thấy được là các đám da đỏ, ranh giới không rõ, đám sẩn, mụn nước tiết dịch hay là không có vảy da. Trong giai đoạn này, còn xuất hiện hiện tượng da bị phù nề, chảy dịch, cũng như là đóng vảy tiết. Nếu người mắc căn bệnh này mà gãi thì sẽ khiến cho vùng da đang có bệnh bị tổn thương hay là xước ra, gây ra sự bội nhiễm tụ cầu từ đó tạo ra các mụn mủ và vảy tiết vàng.

Giai đoạn 2 - giai đoạn bán cấp

Tiếp theo ở giai đoạn 2, các triệu chứng dễ dàng nhận thấy được là da bị đỏ, xuất hiện mụn nước tuy nhiên da sẽ không bị phù nề hay là tiết dịch.

Giai đoạn 3 - giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn cuối cùng này da bị dày thâm, có ranh giới rõ ràng, lichen hóa và vết nứt bị đau.

Theo như các nghiên cứu, có khoảng 30% tới 50% người bệnh mắc viêm da cơ địa còn xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác nhau, như: Viêm mũi dị ứng hay hen phế quản. Trong nhiều trường hợp thì bệnh còn tồn tại trong nhiều năm.

3. Lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa

Qua nhiều nghiên cứu thì bệnh viêm da cơ địa không có khả năng lây lan giữa người với người, nhưng những người mắc bệnh viêm da cơ địa ở chân lại có thể kiểm soát được những triệu chứng trong khi điều trị, cũng như là sau khi điều trị nếu tuân thủ theo những khuyến cáo dưới đây:

- Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống chống ngứa phối kết hợp theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

- Người mắc bệnh viêm da cơ địa nói chung và bệnh viêm da cơ địa ở chân nói riêng cần tránh chà xát, không được gãi.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày - đây là việc rất cần thiết sẽ giúp người bệnh tránh bị ngứa, hạn chế tái phát.

- Cần loại trừ các chất gây dị ứng như: len, dạ hay cần tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng khác...

- Khi mắc bệnh viêm da cơ địa ở chân bạn cần hạn chế dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa

- Cuối cùng là bạn nên tránh xa những loại thức ăn gây ra dị ứng.

Nói chung, bệnh viêm da cơ địa ở chân là một bệnh mãn tính và dễ tái phát, chính vì vậy bệnh nhân cần phối hợp với các bác sĩ, tái khám một cách thường xuyên và cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị sao cho hợp lý và hiệu quả.

Tác giả: Thanh Hà