Viêm da cơ địa - nỗi ám ảnh mỗi khi chuyển mùa

Viêm da cơ địa - nỗi ám ảnh mỗi khi chuyển mùa
Thời tiết chuyển mùa dễ khiến cho da của bạn bị dị ứng, nếu như không biết cách phòng tránh, nguy cơ mắc viêm da cơ địa là rất lớn.

1. Viêm da cơ địa là bệnh gì

Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở trẻ em lẫn người lớn. Viêm da cơ địa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển sang mạn tính, gây viêm và nổi mụn nhỏ, da sẽ ngứa ngáy, loét da hoặc bong tróc. 

Theo thống kế, bệnh viêm da cơ địa chiếm 17% dân sỗ và có khoảng 40-60% trẻ em mắc bênh này và việc điều trị dứt điểm viêm da cơ địa đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

Bệnh viêm da cơ địa khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn hạn chế trong sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Ngoài gây ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, người bị viêm da cơ địa còn cảm thấy đau đớn, bứt rứt, khó chịu, nhất là đối với trẻ em, nhiều trường hợp ngứa ngáy kèm theo sốt, viêm loét da và dễ gây ra những biến chứng khác. 

Ảnh 2.

2. Những biến chứng thường gặp do bệnh viêm da cơ địa

Mặc dù không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, điều trị đúng hướng thì bệnh rất dễ tái đi tái lại, để lại những vết sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây tổn tương da. 

Đặc điểm của bệnh viêm da cơ địa là gây ngứa, ngứa râm ran, âm ỉ hoặc bùng phát dữ dỗi. Việc gãi mạnh tay khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa nhiều hơn khiến da dày hơn, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm,  vi khuẩn mưng mủ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặt khác, vùng da phát bệnh nếu không được điều trị sẽ gây phù nề, chảy dịch, đóng vẩy. 

Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm vi khuẩn, nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Bởi vì, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. 

Hậu quả của nhiễm trùng da do viêm da cơ địa (gãi) sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị hết bội nhiễm làm mất mỹ quan, nhất là bệnh xảy ra ở vùng mặt. Đáng chú ý nhất là viêm da cơ địa rất hay tái phát, đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc tràn về...). Đối với trẻ nhỏ, viêm da cơ địa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém, sụt cân...

Ảnh 3.

Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. 

Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi, hơn nữa việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho bà mẹ mang bầu cũng khá khó khăn. Viêm da cơ địa ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng...) trên người có cơ địa dị ứng.

Khi nghi bị viêm da cơ địa cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng.

3. Nguyên tắc phòng bệnh

Viêm da cơ địa rất khó chữa, có khả năng tái đi tái lại nếu không điều trị dứt điểm, mặt khác những hậu quả của viêm da cơ địa khiến người bệnh bứt rứt khó chịu. Chính vì vậy, mỗi người cần có ý thức phòng bệnh kịp thời bằng cách hạn chế tiếp xúc với những sản phẩm hóa chất, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Ảnh 4.

Hạn chế các chất gây di ứng, lông chó, mèo, các thực phẩm dễ kích thích như tôm, cua,... Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay. 

Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt. Nếu đã mắc viêm da cơ địa, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tác giả: MN