Thận đóng vai trò to lớn với cơ thể, là nơi bài tiết chính của hệ tiết niệu. Nhưng căn bệnh viêm cầu thận lại khiến cho nó không thực hiện được trọn vẹn chức năng của mình. Xem ngay bài viết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Viêm cầu thận hay còn được gọi là bệnh cầu thận - là tình trạng viêm xảy ra ở thận. Khoa học đã chứng minh được rằng thận có các bộ lọc nhỏ tạo thành từ các mạch máu nhỏ xíu có nhiệm vụ lọc máu và thải các dịch, điện giải và chất thải vào nước tiểu của con người. Nếu cầu thận bị phá hủy, thận sẽ không thể làm việc hiệu quả và dẫn đến tình trạng bị suy thận.
Viêm cầu thận hay còn được gọi là bệnh cầu thận - là tình trạng viêm xảy ra ở thận (Ảnh: Internet)
Bệnh viêm cầu thận cấp là tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn tiêu huyết beta nhóm A. Nguyên nhân ban đầu của bệnh chính là viêm họng, da. Vi trùng sẽ không tấn công trực tiếp lên thận mà thông qua cơ chế miễn dịch. Người bệnh cũng có thể bị viêm da mủ (có nhiều mụn mủ ở một vùng da) 2-3 tuần.
Trẻ trong lứa tuổi từ từ 4 - 14 tuổi sẽ hay mắc bệnh. Tuy nhiên, viêm cầu thận cấp ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em. Nam lại gặp nhiều gấp đôi nữ. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ, cũng có đôi khi có thể thành dịch.
Ở những nơi kinh tế kém phát triển, đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém thì bệnh hay xảy ra, hoặc có thể phát tán trong trường học.
Hiện nay, tỷ lệ bệnh ngày càng giảm trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, do việc sử dụng nguồn nước sạch có khử fluoride cùng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt.
Trẻ trong lứa tuổi từ từ 4 - 14 tuổi sẽ hay mắc bệnh viêm cầu thận tuy nhiên ở người lớn tình trạng bệnh thường nặng hơn trẻ em (Ảnh: Internet)
Bệnh viêm cầu thận thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn liên cầu ở cổ hoặc ngoài da từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ngoài da thường gây khả năng ủ bệnh dài ngày hơn. Các bệnh nhiễm khuẩn ở răng cũng có thể dẫn đón viêm cầu thận cấp. Bệnh cũng xảy ra do nhiễm virus, tụ cầu, hoặc do một số các bệnh khác.
Khi bạn có biểu hiện bị sưng phù hai mi mắt, phù mặt, lan toàn thân, tiểu ít hay nước tiểu sậm màu tăng huyết áp, lơ mơ, ngủ gà, đau đầu dữ dội, co giật, khó thở thì bạn phải được chữa trị kịp thời để tránh suy tim, hô hấp dẫn đến tử vong.
Chứng bệnh viêm cầu thận xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển. Và bệnh này có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.
Ngoài ra, còn có có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận, chẳng hạn như:
- Sử dụng hóa chất và thuốc có hại cho thận;
- Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid mạnh (NSAID) như ibuprofen và naproxen.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ứ dịch, phù và cao huyết áp
- Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu của bạn Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép
- Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường
- Bỏ hút thuốc.
Trên đây là thông tin tổng quan về khái niệm bệnh viêm cầu thận, triệu chứng cũng như nguyên nhân. Rất mong đây sẽ là những thông tin bổ ích góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn và người thân.