Viêm bờ mi là gì? Tổng hợp những điều cần biết về bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi là gì? Tổng hợp những điều cần biết về bệnh viêm bờ mi
Nhiều người không hiểu rõ về viêm bờ mi là gì gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Nếu như ở mắt thông thường, bờ mi có tác dụng che chắn và bảo vệ nhãn cầu khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi, cát, mồ hôi. Thì trong một số trường hợp mi mắt lại gây nên một số bệnh ở mắt, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mắt như viêm bờ mi. 

1. Viêm bờ mi là gì

Viêm bờ mi còn được gọi là viêm mí mắt trong chứng rối loạn mí mắt liên quan đến nơi lông mi mọc và ảnh hưởng đến cả hai mí mắt. Tình trạng này thường xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ nằm gần gốc lông mi bị tắc dẫn đến mắt bị ngứa, đỏ, khô. 

Bệnh lý viêm bờ mi thường rất khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý phát hiện các triệu chứng kịp thời để kiểm soát tốt bệnh, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-1

Hình ảnh mô tả bệnh viêm bờ mi

2. Phân loại viêm bờ mi

Có hai loại viêm mí mắt bao gồm viêm mí mắt trước và viêm mí mắt sau. Trong đó:

Viêm mí mắt trước là loại viêm xảy ra ở bên ngoài mắt nơi lông mi của bạn. Viêm mí mắt trước thường xảy ra do gàu trên lông màu và các phản ứng dị ứng ở mắt. 

Viêm mí mắt sau là loại viêm xảy ra ở mép trong của mí mắt gần nhất với mắt. Viêm mí mắt sau thường do tuyến dầu gặp vấn đề.

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-2

Viêm bờ mi có thể xảy ra ở mí mắt trước và mí mắt sau

3. Triệu chứng viêm bờ mi

Các triệu chứng thường gặp của tình trạng viêm bờ mi là gì? Một số triệu chứng phổ biến gồm:

- Chảy nước mắt.

- Mắt đỏ.

- Mắt có cảm giác khó chịu, nóng rát hoặc như vết châm chích bên trong.

- Mí mắt xuất hiện nhiều nhờn.

- Mí mắt ngứa, sưng đỏ.

- Các vết gàu, vảy quanh mắt.

- Lông mi dính chặt khi thức dậy.

- Mí mắt bị dán.

- Thường xuyên nháy mắt hơn.

- Mắt bị nhạy cảm hơn với ánh sáng.

- Lông mi mọc lệch, mọc bất thường.

- Mất lông mi.

- Cảm giác có sạn hoặc ngứa mắt, rát mắt, mi mắt sưng và đỏ.

- Bong da xung quanh khu vực mi mắt, xuất hiện vảy ở lông mi lúc ngủ dậy.

- Nước mắt có bọt, lông mi rụng nhiều.

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-3

Hình ảnh triệu chứng bệnh viêm bờ mi

4. Nguyên nhân gây viêm bờ mi là gì?

Chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân chính gây viêm bờ mi. Viêm bờ mi có thể xảy ra do một hoặc nhiều yếu tố liên kết. Bao gồm:

- Viêm da tiết bã: tình trạng gàu của da đầu và lông mày.

- Nhiễm vi khuẩn nơi bờ mi.

- Các tuyến dầu bị tắc hoặc hoạt động sai trong mí mắt của bạn.

- Rosacea - một tình trạng da đặc trưng bởi đỏ da mặt gây ảnh hưởng đến khuôn mặt.

- Các vấn đề dị ứng mắt bao gồm phản ứng dị ứng với thuốc mắt, dung dịch kính áp tròng hoặc trang điểm mắt.

- Một số bệnh và tình trạng khác có thể gây viêm bờ mi như: bất thường tuyến nhờn mí mắt, ve lông mi, dị ứng thuốc...

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-4

Trang điểm mắt nhiều có thể gây ra tình trạng viêm bờ mi

Đối tượng có nguy cơ bị viêm bờ mi?

Viêm bờ mi có thể xảy ra với bất cứ ai tuy nhiên những tỷ lệ xảy ra cao hơn với những người có khuynh hướng da nhờn, có nhiều gàu và mắt khô.

Ngoài ra, những người bị bệnh trứng cá đỏ gây đỏ mặt và nốt mụn có khả năng bị viêm bờ mi cao do ảnh hưởng của tình trạng bệnh khiến mí mắt tấy đỏ và sưng. Ngoài ra, những người thường xuyên dị ứng với các loại mỹ phẩm trang điểm mắt cũng có nguy cơ cao bị viêm bờ mi.

5. Chẩn đoán viêm bờ mi

Để chẩn đoán viêm bờ mi, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra bờ mi, mí mắt của bạn: bác sĩ kiểm tra lâm sàng mí mắt và mắt của bạn bằng mắt thường hoặc một số dụng cụ phóng đại đặc biệt khi kiểm tra.

- Quét da, lấy mẫu thử nghiệm: trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể sử dụng tăm bông để lấy mẫu dầu, lớp vỏ hình thành trên mí mắt để phân tích vi khuẩn, nấm hoặc các dị nguyên gây dị ứng, viêm bờ mi.

6. Phương pháp điều trị viêm bờ mi

Một số phương pháp được sử dụng trong điều trị viêm bờ mi gồm: 

- Vệ sinh mắt và chườm ấm để giảm viêm: Việc rửa mắt, dùng các miếng gạc ấm được xem là phương pháp điều trị hiệu quả và cần thiết của hầu hết các trường hợp viêm bờ mi. Nếu việc vệ sinh và chườm ấm không có kết quả, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác.

- Thuốc chống nhiễm trùng: thuốc chống nhiễm trùng là kháng sinh áp dụng cho bờ mi giúp giảm triệu chứng viêm và hạn chế nhiễm trùng. Kháng sinh có thể dạng uống hoặc bôi tại chỗ.

- Thuốc kiểm soát viêm: các loại thuốc kiểm soát viêm như thuốc nhỏ mắt steroid hoặc thuốc mỡ

- Chú ý trong lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà:

Rửa mắt bằng nước ấm 1-2 lần khi tình trạng bệnh được kiểm soát, 2-4 lần trong thời gian bệnh bùng phát. Chú ý khi làm sạch mép mí mắt nơi đặt lông mi bằng cách sử dụng khăn lau chà nhẹ vào chân mi. 

Kiểm soát gàu và ve: nếu gàu gây ra chứng viêm bờ mi, hãy sử dụng các loại dầu gội trị gàu để kiểm soát gày, giảm triệu chứng viêm bờ mi. 

Hẹn lịch khám với các bác sĩ nếu bạn có nghi ngờ về mí mắt như viêm bờ mi, mô tả triệu chứng gặp phải, nêu các thông tin về tình trạng bệnh để các bác sĩ tư vấn phù hợp.

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-5

Vệ sinh mắt thường xuyên để điều trị viêm bờ mi

7. Biến chứng viêm bờ mi là gì?

Nếu bạn bị viêm bờ mi lâu ngày, bạn cũng có thể gặp một số biến chứng như:

- Rụng lông mi, lông mi mọc bất thường: viêm bờ mi khiến tình trạng rụng lông mi, lông mi mọc bất thường xảy ra ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

- Sẹo mí mắt: viêm bờ mi có thể gây ra sẹo mí mắt, cạnh mí mắt có thể hướng ra ngoài hoặc quay vào trong.

- Khô mắt: chất nhờn tiết ra bất thường từ mí mắt có thể khiến bạn khô mắt hoặc chảy nước mắt quá mức.

- Khó khăn trong việc đeo kính áp tròng: viêm bờ mi ảnh hưởng đến lượng bôi trơn trong mắt của bạn, việc đeo kính áp tròng trở nên không thoải mái, khó chịu.

- Tổn thương giác mạc: một biến chứng nghiêm trọng của tình trạng viêm bờ mi là tổn thương giác mạc do sự kích thích liên tục từ mí mắt bị viêm hoặc lông mi mọc sai lệch gây ra vết loét khiến giác mạc nhiễm trùng.

- Biến chứng thành lẹo mi, sẹo mi, nhiễm khuẩn

- Viêm bờ mi có thể dẫn đến đau mắt đỏ, tái phát đau mắt đỏ

8. Cách phòng tránh viêm bờ mi

Để phòng tránh viêm bờ mi, bạn cần chú ý giữ vệ sinh mắt và mí mắt sạch sẽ, tẩy trang mắt sạch khi trang điểm mí mắt. Hạn chế dùng chì kẻ mắt ở mép sau của mí mắt sau hàng mi. Ngoài ra, không sử dụng tay dơ bẩn, không dụi mí mắt khi bị ngứa. Người bệnh nên hạn chế bụi bằng cách đeo kính mát khi ra đường. 

Khi phát hiện các vấn đề về mắt như ngứa, sưng, đỏ, buổi sáng ngủ dậy có chất nhờn, rít… người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị bệnh. 

9. Cách ăn uống cho người viêm bờ mi

Người viêm bờ mi nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin, chống oxy hóa là một lựa chọn lý tưởng cho việc phục hồi chức năng mắt của bạn. Vitamin và chất chống oxy hóa giúp giảm bớt sưng tấy, tăng khả năng chống viêm nhiễm và sức đề kháng của cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa nên bổ sung gồm: rau bina, cà rốt, bí đỏ, quýt, cam, bưởi, dâu tây...

Axit béo Omega tốt cho tình trạng khô mắt, viêm bờ mi. Chúng giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức, bôi trơn để mí mắt hoạt động dễ dàng, thoải mái. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, các loại cá béo, hạt óc chó, hạt lanh…

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-6

Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 tốt cho mắt

Các loại thực phẩm có tính mát, các loại trái cây, thực phẩm có tính mát để làm mát cơ thể, giảm triệu chứng viêm. Một số thực phẩm nên bổ sung gồm hạt sen, lê, dưa hấu, đậu phụ, đậu xanh...

Người viêm bờ mi nên kiêng ăn gì?

- Các loại thịt đỏ: thường có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thịt bò…không nên ăn nhiều không tốt cho mắt. Bởi chúng sẽ khiến mắt bị kích ứng. 

- Gia vị cay nóng như ớt, tiêu, hành hẹ, kinh giới… là những gia vị có tính cay nóng, không tốt cho mắt. Bởi chúng sẽ gây ra hiện tượng nóng rát, làm tình trạng viêm, sưng mắt trầm trọng hơn. Khiến người viêm bờ mi khó chịu, đau rát.

- Hải sản gây dị ứng: tôm, cua… có thể khiến cơ thể tăng tiết histamine gây khó chịu, mẩn ngứa khiến mắt sưng nhức và đau. Vì thế nếu bạn dị ứng với hải sản hoặc nghi ngờ khả năng dị ứng của hải sản bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này.

- Đồ nếp, thực phẩm từ nếp: Theo đông y, các thực phẩm từ nếp như xôi, chè… không tốt cho bệnh viêm nói chung và viêm bờ mi nói riêng.

- Thức uống có cồn, chất kích thích: Rượu bia sử dụng một thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm thị lực và dĩ nhiên nó cũng không tốt cho người viêm bờ mi.

- Thực phẩm nhiều đường khiến cơ thể tích trữ đường làm vết thương nhiễm trùng nặng nề và càng lâu khỏi hơn.

10. Các câu hỏi thường gặp về viêm bờ mi

Viêm bờ mi có thể chữa khỏi được không?

Bệnh viêm bờ mi không thể chữa khỏi. Tuy nhiên có thể điều trị và kiểm soát được. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý hàng ngày, tẩy tế bào chết mí mắt để hạn chế bệnh tái phát.

Viêm bờ mi có lây không?

Viêm bờ mi có thể lây từ người bệnh sang người bình thường. Vì thế, bạn nên dùng riêng khăn mặt và các dụng cụ cá nhân để vệ sinh mắt.

11. Các hình ảnh về viêm bờ mi

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-10

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-7

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-8

viem-bo-mi-la-gi-tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-bo-mi-9

Viêm bờ mi là một bệnh lý phức tạp, gây phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn nên chú ý các thông tin về nguyên nhân viêm bờ mi là gì và các vấn đề liên quan để có thể điều trị phù hợp.

Nguồn dịch:

https://www.healthline.com/health/blepharitis

https://www.webmd.com/eye-health/blepharitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blepharitis/symptoms-causes/syc-20370141

Tác giả: Phương Nguyễn