Viêm amidan có những triệu chứng như viêm họng, cảm cúm thông thường tuy nhiên nếu để càng lâu, cơ thể càng suy nhược, sức đề kháng giảm sút khiến vi khuẩn càng có điều kiện xâm nhập vào cơ thể mạnh hơn.
Việc chữa viêm amidan không triệt để sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến một vài vấn đề khi để lâu không chữa viêm amidan như:
- Bệnh tái phát nhiều lần khiến cơ thể mệt mỏi, khó ăn, khó nuốt, sút cân, chậm phát triển về thể chất, khó phát âm, nói ngọng…
- Chuyển sang viêm amidan mạn tính, kéo dài nhiều năm, chi phí chữa bệnh tốn kém, mất thời gian.
- Chữa viêm amidan không triệt để còn Gây hội chứng ngưng thở ở trẻ nhỏ khi ngủ (đôi khi gặp cả ở người lớn).
- Mỗi đợt viêm amidan tái phát dạng cấp tính có nguy cơ đối diện với tình trạng sốt cao, co giật, áp xe họng, mất nước nặng dẫn đến trụy mạch, biến chứng nhiễm khuẩn tai-mũi-họng cấp, toàn thân, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng
Như vậy, viêm amidan khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi nhai nuốt, sốt cao. Chính vì vậy, nhiều người đã nghĩ đến việc chữa viêm amidan bằng việc cắt bỏ amidan để thoát khỏi căn bệnh này. Trong bài viết "Có nên chữa viêm amidan bằng cắt bỏ amidan hay không" đã chỉ ra một số hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt amidan đối với cơ thể như sau:
- Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi).
- Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt amidan
Làm thế nào để chữa viêm amidan mà không cần cắt amidan?
Cách chữa viêm amidan mà không cần phải làm phẫu thuật cắt như thế nào? Bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:
1. Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các tác nhân tích tụ nhiều vi khuẩn như khói bụi, thuốc lá...vì nếu tiếp xúc thường xuyên, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào vòm họng gây ra viêm nhiễm.
2. Giữ ấm cho vòm họng bằng cách mùa đông phải che chắn cổ, mũi. Mùa hè không nên nằm dưới nhiệt độ thấp quá lâu, dễ gây viêm họng và các đường hô hấp khác
3. Về ăn uống: Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ lên men, tránh uống rượu bia, xây dựng nếp sống lành mạnh
4. Vệ sinh vòm họng, khoang miệng, hốc mũi mỗi ngày. Nếu bị viêm họng, viêm xoang...phải điều trị dứt điểm
5. Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh do việc uống kháng sinh bừa bãi không chỉ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng; hậu quả là bệnh còn tái phát nhanh hơn, thậm chí dễ mắc thêm các bệnh nhiễm khuẩn khác, hại gan, thận…
6. Nếu bị viêm amidan mạn tính, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, đông y...dùng thuốc tây trong một thời gian dài sẽ gây áp lực nên gan, thận khiến cơ thể phát sinh nhiều tác dụng phụ. Theo nghiên cứu, Đông y giúp:
- Chấm dứt tình trạng đau họng, sưng họng, ngứa rát họng, ho nhiều và bảo vệ họng trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả triệu chứng đau họng, vướng họng, ngứa rát, ho nhiều.
- Phục hồi niêm mạc họng, hoạt động các cơ quan của cơ thể nên điều trị bệnh triệt để.
- Tạo tác dụng bền vững, bảo vệ họng, amidan trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát viêm họng mạn hiệu quả mà không cần cắt amidan.
>>>> Viêm amidan là gì?