Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc

Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc
Mắc khén là "linh hồn ẩm thực" của vùng núi Tây Bắc. Không chỉ có hương vị thơm, hơi cay nhẹ mà loại hạt này còn có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

Mắc khén có tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC., thuộc họ Cam quýt Rutaceae. Loại gia vị này còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Hoàng mộc hôi, Sẻn hôi, Cóc hôi, … Thông thường, mọi người thường sử dụng mắc khén làm gia vị, tuy nhiên loại hạt này có thể sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y.

Nếu như để làm gia vị, thường người ta chỉ dùng quả, hạt và lá non. Còn để làm thuốc, người ta còn có thể dùng cả quả, hạt và vỏ thân, vỏ rễ.

1. Tác dụng của hạt mắc khén đối với sức khoẻ

1.1. Theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của mắc khén đều có những công dụng nhất định đối với sức khoẻ, cụ thể:

- Quả có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm se, kích thích, lợi tiêu hóa.

- Vỏ rễ có vị đắng, tính ấm, có khả năng trị giun, trục giun, điều kinh, lọc máu ở thận.

- Vỏ thân có tính bổ, giúp hạ nhiệt, chữa tiêu chảy, sốt rét, thấp khớp, mất trương lực dạ dày.

- Quả hạt dùng trị đầy hơi, tiêu chảy, thấp khớp.

- Tinh dầu hạt chữa thổ tả.

Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 2.

Các bộ phận của mắc khén đều có những công dụng nhất định đối với sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Trà nghệ: Giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật

Ăn tỏi nhiều có tốt không? Cần lưu ý gì khi ăn tỏi?

1.2. Theo y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, mắc khén chứa các chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất chống oxy hóa khác nhau cần thiết cho cơ thể để hoạt động bình thường. Một số thành phần quan trọng nhất bao gồm vitamin A, kali, mangan, sắt, đồng, kẽm và phốt pho. Ngoài các chất dinh dưỡng này, hạt mắc khén còn có nhiều loại phytosterol, carotene và terpene.

Nhờ có những dưỡng chất này, hạt mắc khén đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như:

- Giúp kích thích tuần hoàn: Nếu bạn cảm thấy lờ đờ, lâng lâng và yếu ớt, có thể bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Bổ sung mắc khén vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng hàm lượng huyết sắc tố trong cơ thể bạn và kích thích hệ tuần hoàn vì loại gia vị này chứa một lượng sắt cao.

- Giúp giảm đau: Hạt mắc khén có tác dụng giảm cảm giác khó chịu và đau đớn. Đây có thể không phải là cách điều trị tình trạng đau, nhưng nó hoạt động như một phương pháp điều trị để giảm đau và có thể được sử dụng để bôi lên vùng bị ảnh hưởng.

- Giúp cải thiện khả năng miễn dịch: Hạt mắc khén chứa hàm lượng kẽm cao, một khoáng chất cần thiết để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Giúp xương chắc khỏe: Hạt mắc khén có chứa các khoáng chất thiết yếu như phốt pho, mangan, đồng và sắt cần thiết để giúp xương chắc khỏe và giúp ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến tuổi tác như loãng xương.

Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 3.

Mắc khén chứa các chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất chống oxy hóa khác nhau cần thiết đối với cơ thể (Ảnh: Internet)

- Có tác dụng chống viêm: Mắc khén được biết là có chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm phytosterol và terpene, có thuộc tính chống viêm tự nhiên. Tình trạng viêm nhiễm của cơ thể có thể do stress oxy hóa gây ra. Hợp chất có trong hạt mắc khén cũng có thể chống lại các gốc tự do và cải thiện tình trạng viêm.

- Tốt cho dạ dày: Hạt mắc khén cũng có thể giúp kích thích quá trình tiêu hóa và tăng tốc độ trao đổi chất đồng thời có thể ngăn ngừa các tình trạng như co thắt dạ dày, đầy hơi và táo bón.

- Kiểm soát huyết áp: Loại gia vị này chứa hàm lượng kali đáng kể, rất tốt cho sức khỏe tim mạch cũng như giúp thư giãn các mạch máu ngăn ngừa huyết áp cao và giảm tác dụng tiềm ẩn của cholesterol, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

- Tốt cho mắtCó một số chất chống oxy hóa và vitamin được tìm thấy trong hạt mắc khén có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và sức khoẻ của mắt. Đặc biệt, beta-carotene có trong hạt mắc khén là chất chống oxy hóa tiềm năng có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa trong hệ thống mắt và giữ cho võng mạc khỏe mạnh, đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và giảm thị lực.

2. Cách sử dụng hạt mắc khén

Để làm gia vị, mọi người có thể sử dụng hạt mắc khén khô, giã nát rồi sau đó tẩm ướp vào các món ăn hoặc pha cùng với nước chấm. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý không nên dùng quá nhiều loại hạt này vì có thể chúng sẽ làm cho món ăn bị cay nồng.

Vị thuốc từ loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 4.

Mắc khén có thể được sử dụng để tẩm ướp hoặc pha cùng nước chấm để tăng hương vị cho món ăn (Ảnh: Internet)

Để sử dụng như một vị thuốc, mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây mắc khén:

- Hỗ trợ điều trị bệnh tê thấp, sốt rét kinh niên: Mỗi ngày lấy 4 – 8 gram rễ mắc khén đem sắc uống hoặc có thể ngâm rượu sử dụng.

- Bài thuốc tẩy giun sán: Sử dụng 12-15 hạt phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn. Để tẩy giun, pha với nước ấm uống vào buổi sáng sớm khi mới vừa ngủ dậy.

- Hỗ trợ chữa đầy bụng, ăn uống lâu tiêu: Sử dụng hạt mắc khén khô, sao thơm, giã thành bột mịn. Mỗi bữa lấy một ít rắc vào nước mắm hoặc thức ăn tương tự như dùng tiêu.

- Hỗ trợ điều trị đau nhức răng: Sử dụng hạt mắc khén phơi khô, giã thành bột mịn. Khi bị đau nhức răng, lấy một ít bột thuốc bôi vào chỗ răng bị đau.

- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, bệnh phong thấp: Dùng rễ cây mắc khén rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó sao vàng, hạ thổ xuống nền đất sạch cho nguội. Cứ 1kg rễ mắc khén cho vào bình thủy tinh ngâm chung với 2,5 lít rượu trắng. Sau 30 ngày có thể lấy rượu ra dùng.

Để trị đau nhức xương khớp hoặc bệnh phong thấp, mỗi lần uống 10-15ml trong các bữa ăn.

Lưu Ý: Đây là các bài thuốc mang tính dân gian chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Các bài thuốc trên không thể thay thế được các chỉ định của bác sĩ, bạn nên tuân thủ theo hướng điều trị từ bác sĩ dù đang gặp bất kỳ bệnh lý nào.

Đặc biệt, mắc khén là vị thuốc có độc nên không được lạm dụng quá mức ngay cả khi sắc uống hay làm gia vị. Ngoài ra, mọi người không nên sử dụng mắc khén trong thời gian dài, một số người cũng có thể dị ứng với các thành phần hoá học trong loại gia vị này.

Nguồn tham khảo:

1. Health Benefits of Szechuan Pepper

2. 8 Incredible Health Benefits of Szechuan Pepper


Tác giả: Vân Anh