Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn. Bệnh có các biểu hiện sưng, đỏ, nóng, đau nhức tại các khớp hai bên cơ thể. Trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh sẽ phát triển.
Bệnh phát triển mạn tính với nhiều cấp độ khác nhau. Diễn biến bệnh phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Vậy nên, bệnh nhân cần nhanh chóng phát hiện bệnh và chữa bệnh kịp thời để ngăn bệnh phát triển. Đây cũng là một bệnh xương khớp thường gặp ở phụ nữ.
Phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp có thể tồn tại trong quá trình rất dài. Trong đó, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp đẩy mạnh tỉ lệ mắc hội chứng khô mắt. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể khiến người bệnh trở nên mù lòa.
Bệnh nhân mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp có khả năng bị sẹo phổi, nhất là tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ, tăng huyết áp phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi.
Tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch của những người mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp cao hơn 50% so với người bình thường. Tỉ lệ này với cơn đau tim là gấp 2 – 3 lần. Nguy cơ bị đột quỵ cũng cao hơn 2 lần so với người bình thường.
Đau cổ hoặc các vấn đề thăng bằng đều có thể là chỉ dấu cho người mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp các tổn thương thần kinh sau này.
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp làm mạch máu bị giảm kích thích, thu hẹp lại hoặc hoạt động yếu hơn. Điều này khiến sự lưu thông dòng máu bị gây cản trở.
Có những loại thuốc điều trị bệnh lý viêm khớp dạng thấp làm mật độ xương giảm sút. Bên cạnh đó, lối sống ít vận động cũng gia tăng nguy cơ loãng xương. Phụ nữ độ tuổi mãn kinh thường có nguy cơ cao bị loãng xương hơn do nhiều yếu tố, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh lý viêm khớp dạng thấp có tỉ lệ xuất hiện trên nữ giới cao hơn nam giới nhiều lần.
Vốn là một căn bệnh tự miễn, bệnh lý viêm khớp dạng thấp có đặc trưng là tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch ở nhiều khớp và các tổn thương ngoài khớp.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh lý viêm khớp dạng thấp trên nữ giới cũng nặng hơn nam giới nhiều lần. Tương tự, với cùng một phác đồ điều trị, khả năng đáp ứng của phụ nữ cũng thấp hơn nam giới. Tỉ lệ phát hiện bệnh của phụ nữ cũng không bằng nam giới do triệu chứng bệnh không rõ ràng.
Thống kê trên phạm vi toàn cầu cho thấy, tỉ lệ phổ biến bệnh vào khoảng 0,8% dân số người lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ này rơi khoảng 0,28% dân số.
Một nghiên cứu của Khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai) cung cấp thêm, 21,94% bệnh nhân bệnh lý cơ xương khớp mắc bệnh viêm khớp. Trong số này, tới 92,3% là phụ nữ chủ yếu trong độ tuổi 36 – 65 (khoảng 72,6%).
Mối liên hệ giữa vấn đề kích thích tố sinh dục với bệnh lý viêm khớp dạng thấp vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều phụ nữ mắc bệnh vào thời điểm hormone giới tính của họ đang thay đổi (thời kỳ sau mang thai hoặc trước mãn kinh).
Quá trình mang thai và sinh nở khiến cơ thể phụ nữ tăng cân nhanh chóng. Đây cũng là một nguy cơ khiến phụ nữ dễ mắc bệnh khi cơ thể còn yếu mà đã phải chịu đựng sức nặng của cơ thể. Nếu phụ nữ không giảm cân sau sinh, cơ thể phải chịu đựng lâu sức nặng sẽ yếu dần và mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tính di truyền cũng khiến phụ nữ dễ mắc bệnh hơn. Tỉ lệ bệnh xuất hiện trên nhiều người trong gia đình sẽ ngày càng cao nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Ở độ tuổi ngoài 30, phụ nữ bắt đầu phải đối diện với vấn đề lão hóa. Lượng xương trong cơ thể bị suy giảm đáng kể do quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn trong quá trình xương hình thành.
Đến thời kì mãn kinh, quá trình này lại tăng tốc diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Từ đây, phụ nữ có nguy cơ cao mắc các căn bệnh xương khớp. Bệnh lý viêm khớp dạng thấp cũng không phải ngoại lệ.
Vai trò nặng nề trong xã hội cũng khiến phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới. Vừa phải lo việc cơ quan, vừa phải chu toàn việc gia đình khiến phụ nữ dễ bị áp lực và gặp vấn đề sức khỏe. Việc tiếp xúc thường xuyên với nội trợ, nước lạnh cũng trở thành yếu tố thuận lợi cho bệnh lý viêm khớp dạng thấp khởi phát.
Để ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh lý viêm khớp dạng thấp, sử dụng thuốc là phương pháp bắt buộc phải thực hiện. Việc này có thể làm chậm diễn tiến của bệnh cũng như phòng ngừa tổn thương khớp và các biến chứng nguy hiểm khác (bệnh tim, loãng xương).
Từ khoảng 30 tuổi, chị em phụ nữ nên chú ý tới cơ thể mình bằng một chế độ ăn uống hợp lý. Các dưỡng chất cần thiết nên được cung cấp vào cơ thể đầy đủ và thường xuyên. Uống nhiều nước sẽ khiến khớp hoạt động linh hoạt, trơn tru.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng nên được rèn luyện thường xuyên để cơ thể luôn được giữ gìn. Các bài tập gia tăng sự deo dai cho khớp nên thực hiện đầy đủ và thường xuyên. Các bài tập khiến cơ thể phải vận động mạnh nên tránh hoặc không thực hiện. Tư thế vận động cũng cần thực hiện đúng nguyên tắc chuẩn.
Một xu hướng chữa trị bệnh lý viêm khớp dạng thấp hiện nay là kết hợp sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các sản phẩm đó có thể là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nguyên liệu có thể tới từ hy thiêm, bạch thược, nhũ hương, cao sói rừng,…
Tỉ lệ mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp của phụ nữ cao hơn đàn ông. Các chị em nên nắm rõ điều này và chuẩn bị các phương án phù hợp và kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. Chúc các chị mạnh khỏe và hạnh phúc!