Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa Lancet danh tiếng cho biết, các nhà nghiên cứu đã xem xét 99 trường hợp mắc virus COVID-19 sớm nhất, bao gồm cả 41 trường hợp đầu tiên, để tìm hiểu về đối tượng bị lây nhiễm.
Theo thống kê, hai phần ba số bệnh nhân là nam giới và gần một phần ba trong số họ ở độ tuổi 50. Độ tuổi trung bình là 55. Một nửa trong số họ cũng mắc các bệnh mãn tính tiềm ẩn trước khi ngã bệnh, bao gồm các bệnh về tim mạch và mạch máu não (40 bệnh nhân) và bệnh tiểu đường (12).
PGS. TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo những người bị nhiễm virus COVID-19 nhưng có tiếng sử các bệnh mãn tính như đái tháo đường, người cao tuổi sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn.
Như vậy, bên cạnh nguyên nhân do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bệnh mãn tính là một trong những yếu tố dễ dẫn đến mắc bệnh và nguy cơ tử vong cao hơn.
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căn bệnh và nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng thông qua các phản ứng miễn dịch.
Vậy nên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, tức hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn nữa, mất khả năng bắt giữ và chống lại, cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công. Từ đó, cơ thể rất dễ nhiễm trùng với mức độ nặng nề hơn người bình thường, hiện tượng nhiễm trùng thường kéo dài hay lặp đi lặp lại. Về lâu ngày, các cấu trúc giải phẫu hay chức năng sinh lý của các hệ cơ quan cũng bị ảnh hưởng, suy giảm hoạt động sống hay thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 (Ảnh: Internet)
Bệnh tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết kéo dài hoặc bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát tốt là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài, gây suy giảm miễn dịch mắc phải. Lúc này, hàng rào miễn dịch bị phá vỡ làm mất khả năng bảo vệ cơ thể dẫn đến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập, gây bệnh cho con người. Do đó, đây cũng là nguyên do những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường dễ bị nhiễm virus COVID-19.
Thêm vào đó, vì hệ miễn dịch suy giảm nên khi nhiễm virus sẽ rất dễ dẫn đến viêm phổi nghiêm trọng, khả năng hồi phục thấp và thậm chí dẫn đến tử vong. Đây cũng là nhóm đối tượng có tỉ lệ tử vong do virus COVID-19 cao nhất.
Các bệnh mãn tính thường gặp là tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh mạch máu não... Hầu hết những người mắc bệnh này để có sức đề kháng kém. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để virus COVID-19 xâm nhập và gây viêm phổi nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, các bác sĩ kiến nghị mọi người cần duy trì tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya và có một chế độ ăn uống tốt để tăng cường sức đề kháng, chống lại loại virus COVID-19 mới nguy hiểm.
**Những thói quen cần biết trong mùa dịch COVID-19:
Khả năng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cao hơn so với người bình thường, nên phải có biện pháp phòng ngừa cho những đối tượng này để tránh những hậu quả không lường trước được.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…
- Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
- Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Nên đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm virus COVID-19 (Ảnh: Internet)
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nên thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Kiểm soát bệnh mãn tính sẵn có, theo dõi và duy trì các chỉ số đánh giá bệnh tật ở mức ổn định
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể với chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hợp lý
- Đặc biệt, nhóm này cần được theo dõi và cách ly triệt để với các tác nhân dễ gây bệnh. Nếu gia đình có người đang bị tiểu đường, suy hô hấp mạn tính, huyết áp, tim mạch...cần quan tâm và chú ý chăm sóc, bảo vệ đường hô hấp triệt để.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp mỗi người tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa virus COVID-19. Thịt bò, rau xanh, nấm... là những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Động vật: Trong thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao có lợi cho việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Thịt gà chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người. Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe.
Rau xanh: chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng virus giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.
Vitamin C: là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cam, bưởi, kiwi, quýt... là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Thường xuyên uống nước ép giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
Nấm: Các nhà khoa học tin rằng nấm là vũ khí bí mật trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh liên quan đến cảm cúm. Thực phẩm này còn chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn chất có thể chuyển hóa thành vitamin D, giúp tăng đề kháng với bệnh.
Gừng, tỏi: Vì virus COVID-19 mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, ăn gừng tươi thường xuyên là biện pháp giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, thực phẩm dễ tìm trong gian bếp là tỏi không chỉ tiêu diệt virus mà còn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật khác
Để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp, cũng nên lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ và đặc biệt cắt giảm thực đơn các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Những số liệu cập nhật về tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus covid-19 Cập nhật lúc 17h15 ngày 11-03-2020:
Cập nhật nhanh những diễn biến mới về tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam TẠI ĐÂY.