Vì sao đi mưa về hay bị ngứa chân?

Vì sao đi mưa về hay bị ngứa chân?
Mặc dù thỉnh thoảng ngứa ngáy bàn chân không có gì đáng lo ngại, nhưng bàn chân cực kỳ ngứa hoặc tình trạng ngứa không thuyên giảm theo thời gian có thể cần điều trị.

Có rất nhiều vấn đề về sức khoẻ có thể gặp khi thời tiết mưa ẩm, trong đó có đi mưa về bị ngứa chân. 

1. Vì sao đi mưa về hay bị ngứa chân?

Ngứa chân và phát ban xảy ra khi da tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước mưa. Hực tế là khi độ ẩm không khí cao hơn, bạn có thể bị đổ mồ hôi nhiều hơn dẫn tới sự phát triển của vi khuẩn trên da dẫn đến ngứa.

Ngoài ra, việc nước mưa hiện nay bị ô nhiễm bởi lượng lớn các chất tự do như CO2, NO2,... kết hợp với gốc (-OH) trong nước tạo ra các hợp chất khiến nước mưa có độ pH thấp là H2CO3, N2CO3,... kết hợp với yếu tố bụi bẩn khác mang vi khuẩn từ rác thải,.. có thể khiến da bị kích ứng và ngứa ngáy khi tiếp xúc.

Vì thế sau khi đi mưa về bạn cần vệ sinh chân tay sạch sẽ, lau rửa bằng nước ấm, thay quần áo, tất, giặt/phơi giày để tránh tích tụ nấm mốc hay vi khuẩn gây bệnh cho da. Ngoài ra, nếu bạn từng bị ngứa chân khi đi mưa, tốt nhất bạn nên chuẩn bị thêm các loại ủng hay túi che chắn chân khi đi mưa để hạn chế tình trạng ngứa ngáy có thể gặp phải.

2. Các nguyên nhân gây ngứa chân khác

Các nguyên nhân cơ bản có thể gây ra ngứa chân bao gồm:

2.1. Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là các tổn thương hệ thống thần kinh ngoại vi, kéo dài khắp cơ thể. Tổn thương dây thần kinh có thể gây ra các cảm giác, chẳng hạn như ngứa, tê và đau, ở một số bộ phận phận của cơ thể, bao gồm cả bàn chân.

Vì sao đi mưa về hay bị ngứa chân? - Ảnh 2.

Tổn thương dây thần kinh ngoại vi có thể gây tê ngứa chân (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Nấm da chân vào mùa mưa: hiểu để phòng tránh đúng cách

2.2. Da khô

Da khô đôi khi có thể gây ngứa, các yếu tố nguy cơ đối với da khô bao gồm:

- Sự lão hoá

- Sống trong khí hậu khô

- Tiếp xúc thường xuyên với nước

- Bơi trong nước có nhiều clo thường xuyên,...

Nếu một người có da khô trên bàn chân có thể gặp phải cảm giác ngứa. Bạn có thể khắc phục bằng cách bôi kem, sữa dưỡng hoặc dầu.

2.3. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da dẫn đến da đỏ có vảy và lở loét. Nó có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Bệnh vẩy nến có thể cực kỳ ngứa và đau.

2.4. Bệnh chàm

Bệnh chàm , còn được gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng thường có đặc điểm là da rất khô và ngứa. Nó có thể xuất hiện trên nhiều vùng của cơ thể, bao gồm cả bàn chân.

Vì sao đi mưa về hay bị ngứa chân? - Ảnh 3.

Bệnh chàm , còn được gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng thường có đặc điểm là da rất khô và ngứa (Ảnh: Internet)

Chàm tổ đỉa là một loại thường xuất hiện ở hai bên và lòng bàn chân. Nó gây ra những mụn nước nhỏ, sâu và cực kỳ ngứa. Phụ nữ có nguy cơ mắc dạng chàm này cao gấp đôi.

Người bệnh có thể điều trị ngứa do chàm bội nhiễm nhẹ bằng cách ngâm chân vào nước lạnh hoặc chườm lạnh, ẩm lên vùng da đó. Nếu bệnh chàm nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn các loại kem hoặc giới thiệu các giải pháp không kê đơn.

2.5. Nấm da chân

Bệnh nấm da chân là một bệnh nấm da thường phát triển giữa các ngón chân, mặc dù nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của bàn chân.

Bệnh nấm da chân có thể gây ra cảm giác ngứa và rát trên vùng bị nhiễm trùng.

2.6. Dị ứng

Dị ứng da có thể gây ngứa. Chúng có thể do các tình trạng da cụ thể, chẳng hạn như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến hoặc do tiếp xúc với một chất như mủ cao su hoặc phấn hoa gây kích ứng dẫn đến ngứa.

2.7. Nhiễm giun móc

Giun móc là một loại ký sinh trùng sống trong ruột của con người. Bạn có thể bị nhiễm giun móc khi đi chân trần ở những nơi có ấu trùng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), một người có thể bị ngứa tại chỗ bị ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể.

Vì sao đi mưa về hay bị ngứa chân? - Ảnh 4.

một người có thể bị ngứa tại chỗ bị ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể (Ảnh: Internet)

2.8. Ghẻ

Bệnh ghẻ xảy ra khi những con ve rất nhỏ chui vào da người và đẻ trứng, gây phát ban rất ngứa. Tình trạng này dễ lây lan và lây lan khi tiếp xúc da với da. Nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả trên bàn chân.

2.9. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng thần kinh tiểu đường, có thể dẫn đến ngứa ran, ngứa ngáy và tê, đặc biệt là ở bàn chân.

Lưu thông kém do bệnh tiểu đường cũng có thể gây ngứa. Ngoài ra, mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm ở một người.

2.10. Bỏng

Ngay cả khi đã lành, vết bỏng nặng có thể gây ngứa và tổn thương kéo dài tại vùng bỏng.

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngứa chân và nếu bạn bị ngứa chân khi đi mưa nhưng ngứa kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thì nên thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị.

Nguồn dịch: Causes and treatments for itchy feet


https://suckhoehangngay.vn/vi-sao-di-mua-ve-hay-bi-ngua-chan-20220524003632069.htm
Tác giả: Allen