Vì sao cần bổ sung đủ các nhóm thực phẩm?

Vì sao cần bổ sung đủ các nhóm thực phẩm?
Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có vai trò và công dụng riêng. Bởi vậy, bạn cần bổ sung đủ các nhóm thực phẩm này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Bổ sung đủ các thực phẩm nhằm cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể.

Điều này không có nghĩa là bạn có thể lạm dụng, ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng hay sử dụng mất cân đối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của nguyên tắc này:

1. Tầm quan trọng của việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm

Thực phẩm và chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và duy trì sự sống. Trong đó, thực phẩm được chia thành 4 nhóm chính, đó là:

- Nhóm chất bột đường.

- Nhóm chất béo.

- Nhóm chất đạm.

- Nhóm vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, còn có các nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng giúp duy kỳ các hoạt động sống của cơ thể. Bao gồm chất béo, chất đường bột và đạm. Bạn có thể hình dùng cơ thể con người giống như một cỗ máy. Để hoạt động cần có xăng và đó chính là 3 nhóm chất kể trên.

Nhóm tiếp theo là vitamin, khoáng chất. Tuy chúng không cung cấp năng lượng nhưng vai trò lại không kém phần quan trọng. Cơ thể thiếu hoặc thừa vitamin có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. 

Các loại thực phẩm trong tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất. Cụ thể, tỉ lệ các chất này ở mỗi loại sẽ khác nhau và do đó, bạn cần lựa chọn và phối hợp chúng một cách khoa học để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho thể.

Đây chính là lý do bạn nên bổ sung đủ các nhóm thực phẩm. Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm hay chất béo, hãy đảm bảo dinh dưỡng không bị thiếu hụt hay dư thừa. Bởi cả 2 điều này đều không tốt cho sức khỏe.

2. Vai trò của các nhóm thực phẩm

Như phần tầm quan trọng của việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm đã điểm qua, các nhóm dinh dưỡng chính bao gồm: chất béo, đường bột, đậm và vitamin, khoáng chất.

Để hiểu thêm về vai trò của việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm, hãy cùng tìm hiểu tác dụng của từng loại:

2.1. Chất đường bột / Gluxit

Đường bột hay còn được biết đến với tên gọi khác là gluxit hay carbohydrate. Bổ sung đủ các nhóm thực phẩm bao gồm đường bột có tác dụng:

- Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của các cơ quan và toàn bộ cơ thể. Có thể bạn không biết, chất đường bột chiếm tỉ lệ 60-65% tổng năng lượng được nạp vào trong mỗi bữa ăn. Mỗi gam gluxit sẽ chuyển hóa thành 4 kcal năng lượng, phục vụ các hoạt động sống của cơ thể.

- Thành phần cấu tạo tế bào, mô.

- Cung cấp chất xơ.

- Hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ.

- Điều hòa hoạt động của cơ thể.

Bạn có thể bổ sung đủ các nhóm thực phẩm bao gồm đường bột bằng cách thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại củ và ngũ cốc. Điển hình như khoai, các loại lúa mì, bánh mì, bún và trái cây…

2.2. Chất béo/lipid

Chất béo hay còn gọi là lipid, nó có các tác dụng:

- Chuyển hóa thành năng lượng ở dạng đậm đặc. Theo nghiên cứu khoa học, mỗi một gam chất béo có thể chuyển thành 9 kcal năng lượng.

- Tồn tại ở dạng năng lượng dự trữ dưới dạng mô mỡ.

- Giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất, vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K)

– Hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và não.

Để bổ sung đủ các nhóm thực phẩm này, bạn có thể tìm thấy chất béo trong các loại dầu, mỡ, bơ…

2.3. Chất đạm/Protid

Để bổ sung đủ các nhóm thực phẩm, điển hình là chất đạm bạn cần thêm vào khẩu phần dinh dưỡng các món ăn được chế biến từ thịt, cá, trứng sữa và các loại đậu. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, mỗi một gam đạm có thể chuyển hóa thành 4 kcal năng lượng.

Việc bổ sung đủ thực phẩm này mang đến các công dụng:

- Nguyên liệu quan trọng trong việc xây dựng tế bào, xương, răng và cơ…

- Tạo dịch tiêu hóa, hormon giúp cân bằng và điều hòa các hoạt động của cơ thể, tăng cường sức đề kháng…

- Vận chuyển dinh dưỡng đến các cơ quan.

- Điều hòa cân bằng nước.

2.4. Khoáng chất và vitamin

Để bổ sung đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể, bạn cần biết rằng có trên 20 loại vitamin và 20 loại khoáng chất. Trong đó, các loại khoáng chất phổ biến và quan trọng hàng đầu bao gồm:

Canxi: Đây là thành phần của xương và răng, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng cơ thể. Nó cũng tham gia vào các phản ứng hóa học như dẫn truyền thần kinh và hấp thụ vitamin D, vitamin B12. Để đảm bảo việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm, bạn nên hạn chế ăn các loại chứa nhiều axit oxalic, cafein và tăng cường vận động thể thao để tăng khả năng hấp thụ canxi.

- Sắt: Sắt có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt gà, cá, trứng sữa… Đặc biệt gan chính là nguồn bổ sung sắt dồi dào. Sát tham gia vào quá trình sản sinh huyết sắc tố trong hồng cầu với tác dụng vận chuyển oxy nuôi cơ thể. Không chỉ vậy, việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm bao gồm sắt giúp hạn chế tối đa nguy cơ thiếu máu.

- Kẽm: Kẽm có nhiều trong thịt, cá, hải sản như cua, hàu, tôm… Chúng có tác dụng tăng khả năng chuyển hóa năng lượng, giúp bạn ăn ngon, ngủ tốt, phát triển khỏe mạnh. Khi hàm lượng kẽm trong cơ thể được đáp ứng đầy đủ, sẽ giúp hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh truyền nhiễm.

- Iốt: Nhắc đến các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể không thể thiếu iốt. Theo đó, cơ thể người trưởng thành cần khoảng 15-20mg iốt mỗi ngày.

Iot góp phần hỗ trợ hệ tuyến giáp hoạt động bình thường, tăng cường trí não và phòng các bệnh như bướu cổ… Đây cũng là chất quan trọng cần bổ sung trong giai đoạn đang mang thai. Nếu thiếu iốt trầm trọng, tỷ lệ trẻ sinh non, kém phát triển sẽ rất cao.

Bổ sung đủ các nhóm thực phẩm là nguyên tắc tối quan trọng đối trong việc duy trì sức khỏe và đảm bảo sự phát triển của con người. Trên đây là tầm quan trọng của việc bổ sung đủ các nhóm thực phẩm cũng như vai trò của 4 nhóm thức ăn chính bạn cần chú ý.


Tác giả: Lê Thọ Hưng