Chỉ trong năm 2016, khoảng 322 triệu tấn nhựa đã được tạo ra trên toàn cầu. 60% số nhựa này được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để đóng gói thức ăn hay nước uống.
Điều đáng nói là trong các loại nhựa thường có chứa rất nhiều hóa chất khác khác như chất ổn định, chất bôi trơn, chất độn hay chất tạo độ dẻo,... Khi tiếp xúc với những yếu tố đến từ môi trường bên ngoài, nhựa sẽ bị phá vỡ cấu trúc và biến thành các mảnh nhỏ hơn, hay còn gọi là các hạt vi nhựa.
Những hạt vi nhựa được tạo thành từ quá trình này có thể xâm nhập vào trong thực phẩm nếu bao bì của các loại thực phẩm đó được làm từ nhựa. Vỏ chai nước, hộp đựng thức ăn hay màng bọc thực phẩm,... đều là những ví dụ hay gặp về bao bì thực phẩm bằng nhựa có khả năng tạo ra các hạt vi nhựa.
Các loại vi nhựa thực chất là một hỗn hợp các loại hóa chất đã được cố tình cho thêm vào trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như chất ổn định hay chất độn,... Trong quá trình sản xuất, những hóa chất này sẽ bị lắng đọng, tích tụ tạo thành các sản phẩm phụ dưới dạng các chất cặn và tạp chất.
Hiện nay có rất nhiều loại vi nhựa có thể thể được tìm thấy trong thực phẩm. Tuy nhiên, những loại vi nhựa thường xuất hiện phổ biến nhất phải kể đến như:
- Bisphenol A (BPA): Là loại hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa polyvinyl clorua - loại nhựa được sử dụng để tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau.
- Dioxin: Là một sản phẩm phụ trong thuốc diệt cỏ và trong tẩy trắng giấy. Hóa chất này có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
- Phthalates: Có tác dụng giúp nhựa dẻo hơn, bền hơn và trở nên trong suốt. Do đó thường được dùng trong nhiều loại bao bì đựng thực phẩm.
-Polyethylene and polypropylene: Chúng làm bao bì trở nên nhẹ hơn và bền hơn, được sử dụng phổ biến trong nhựa làm bao bì thực phẩm hay nhựa dùng ngoài môi trường.
Như đã nói, vi nhựa được tạo thành từ các loại hóa chất được thêm vào trong quá trình sản xuất nhằm tăng các tính chất được mong muốn như độ dẻo, độ bền, tính trong suốt,... Tuy nhiên sự độc hại của các hạt vi nhựa là điều đã được nhiều chuyên gia khẳng định.
Hiện nay, có ít nhất khoảng 15 loại hạt vi nhựa khác nhau trong các loại bao bì được cho là có thể gây rối loạn nội tiết ở người. Những chất này thường có cấu trúc tương tự với các hormone trong cơ thể, chẳng hạn như estrogen , testosterone, insulin,... Do đó chúng có khả năng bắt chước chức năng của những hormone này và làm rối loạn các hoạt động bình thường của cơ thể.
Đọc thêm: Tiết lộ những sự thật đằng sau công dụng của thuốc ngừa thai estrogen
Hậu quả là gây ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Thậm chí còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở người sử dụng.
Theo nghiên cứu, phơi nhiễm với các hạt vi nhựa BPA góp phần vào tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ. Loại vi nhựa này cạnh tranh với các hormone sinh dục như estrogen và progesterol tại các thụ thể của chúng. Vì vậy gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người sử dụng. Ngoài ra, BPA còn được cho rằng giữ vai trò nhất định đối với sự phát triển của hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ giới.
Ngoài gây ảnh hưởng đến rối loạn nội tiết, tiếp xúc thường xuyên với vi nhựa còn làm tăng nguy cơ các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim,...
Người ta cho rằng, nồng độ trong máu cao của các chất như dioxin, phthalate và BP có mối liên hệ với giai đoạn tiền viêm, rối loạn đường máu lúc đói, tình trạng đề kháng insulin và béo phì. Điều này làm tăng đáng kể khả năng xảy ra bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Một số nghiên cứu phát hiện, vi nhựa trong thực phẩm có thể gây nhiều tác hại với sức khỏe con người. Thậm chí nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính tương tự như khi một người có chế độ ăn uống không điều độ.
Theo một báo cáo năm 2020, thường xuyên tiếp xúc với vi nhựa làm gia tăng phản ứng viêm. Từ đó khiến sức khỏe ruột trở nên giảm sút, hoặc bao quát hơn chính là sự suy giảm của hệ miễn dịch.
Điều này là bởi 70-80% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm ở ruột. Khi ruột thường xuyên phải tiếp xúc với các hạt vi nhựa sẽ khiến cho các tế bào miễn dịch bị nhiễm độc. Vì vậy có thể nói, bất kỳ điều gì ảnh hưởng lên sức khỏe đường ruột cũng đồng nghĩa với gây ảnh hưởng đối với hệ miễn dịch.
Cùng với đó, các hạt vi nhựa gây tác động tiêu cực đến hệ lợi khuẩn trong lòng ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Hoặc đôi lúc vi khuẩn gây hại có thể bám trên bề mặt của các hạt vi nhựa để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Đồ nhựa được sản xuất ngày càng nhiều và môi trường cũng đang ngày càng trở nên ô nhiễm. Điều này khiến vi nhựa tồn tại trong môi trường xung quanh chúng ta trở nên rất phổ biến.
Theo các nhà khoa học, mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng 50 000 hạt vi nhựa có trong thực phẩm mỗi năm. Trong khi đó ở các nước hay sử dụng các thực phẩm có bao bì nhựa thì con số này là khoảng 90 000 hạt vi nhựa/năm. Còn nếu tính cả các hạt vi nhựa không có nguồn gốc từ thực phẩm thì thậm chí người ta có thể phải tiếp xúc đến 120 000 hạt vi nhựa/năm.
Không chỉ phải tiếp xúc với số lượng lớn các hạt vi nhựa, một nghiên cứu vào năm 2019 cũng chỉ ra rằng con người đang phải tiếp xúc với rất nhiều loại vi nhựa khác nhau. Cụ thể, người ta tìm thấy đến khoảng 20 mẫu vi nhựa có trong phân của những người tham gia.
Tất cả những điều này cho thấy, thực tế vấn đề tiếp xúc của con người với các hạt vi nhựa đang nghiêm trọng hơn nhiều so với những dự đoán trước kia.
Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng nhiều các loại thực phẩm siêu chế biến (các loại thức ăn nhanh, soda, đồ hộp, kem, khoai tây chiên,...) có liên quan với hàm lượng vi nhựa phthalate trong cơ thể cao hơn. Sự liên quan này được thể hiện rõ ràng hơn ở đối tượng trẻ em.
Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm siêu chế biến là những thực phẩm nghèo dinh dưỡng. Điều này có thể phối hợp với tác hại do các hạt vi nhựa gây ra và làm thúc đẩy tiến triển các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim.
Do đó, cần cố gắng loại bỏ các loại thực phẩm siêu chế biến ra khỏi thực đơn hằng ngày. Đồng thời ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chế biến tối thiểu hoặc chế biến tối thiểu trong chế độ dinh dưỡng.
Các loại bao bì thân thiện với môi trường làm hạn chế sự tiếp xúc của thực phẩm với các hạt vi nhựa. Từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của các hạt vi nhựa vào cơ thể thông qua thực phẩm khi ăn uống.
Theo thống kê, những người uống nước đựng trong chai nhựa phải tiếp xúc với vi nhựa gấp 2-3 lần so với những người sử dụng nước đựng trong các loại chai khác. Điều này có thể là do nước trong chai nhựa thường được bảo quản hơn nên các hạt vi nhựa cũng di chuyển vào nước nhiều hơn.
Do đó, nên ưu tiên lựa chọn các loại bao bì thân thiện với môi trường để thay thế cho các loại bao bì từ nhựa. Lựa chọn thay thế có thể bao gồm hộp đựng thực phẩm hoặc chai nước bằng thủy tinh, các hộp đựng thức ăn bằng thép, dụng cụ đựng thức ăn và các đồ dùng ăn uống được chế tạo bằng tre,...
Nguồn tham khảo: What do we know about microplastics in food?