Những thói quen tưởng chừng như vô hại như ăn chung bát đũa, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung bát nước chấm, mớm cơm cho trẻ...vô hình chung khiến vi khuẩn HP lây nhiễm dễ dàng.
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn lây truyền từ người mang virus sang người khỏe mạnh thông qua việc tiếp xúc chung bằng đường ăn uống. Vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây ra các vấn đề về bệnh dạ dày, tá tràng, trong đó, vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày - căn bệnh ung thư nguy hiểm có tỷ lệ người tử vong rất cao.
Vi khuẩn HP mặc dù nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và có những phương pháp phát hiện kịp thời. Trước khi tìm hiểu về cách phòng tránh vi khuẩn HP, bài viết xin đề cập đến một số vấn đề về loại vi khuẩn này.
Có 3 đường lây nhiễm chính:
- Lây qua đường miệng - miệng: Vợ hoặc chồng một trong hai người nhiễm vi khuẩn HP thường có nguy cơ lây bệnh cho nhau đến 90%. Do vậy cả hai cần đi kiểm tra để điều trị triệt để, tránh trường hợp bệnh diễn biến am thầm gây biến chứng nguy hiểm.
- Lây qua đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày-miệng: Không vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nội soi tai mũi họng, dụng cụ xét nghiệm...cũng có thể khiến vi khuẩn HP lây lan nhanh chóng. Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất.
Tuyệt đối không nên ăn chung bát đũa đặc biệt là mớm cơm, nhai cơm, thổi canh cho trẻ. Điều này nhiều người cho rằng đây là cách làm nguội thức ăn hoặc giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tuy nhiên việc làm này rất mất vệ sinh, có thể khiến vi khuẩn HP hoặc một số vi khuẩn khác như viêm gan B lây cho trẻ.
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
Tuy nhiên vi khuẩn HP rất hiếm khi biển hiện triệu chứng, do vậy người bệnh nên đi thăm khám định kỳ để được xét nghiệm các chỉ số, nhận biết vi khuẩn HP một cách sớm nhất, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
- Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu. Không ăn no ngay trước khi đi ngủ. Tránh stress, lo âu.
- Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng bạn nhiễm HP, hay khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết. Nhất là kiểm tra định kỳ ở người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ.
Nếu tái nhiễm lại lần hai, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ điều trị theo phác đồ kháng thuốc lần hai. Nếu sau đó kiểm tra lại mà vẫn còn HP (+) thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm kỹ thuật sinh học phân tử, tìm chủng gen HP và làm kháng sinh đồ để có thể điều trị với kháng sinh nhạy nhất.