Việc mang thai vô cùng thiêng liêng nhưng cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng vô cùng lớn đến phụ nữ. Thời gian rạn da xảy ra nghiêm trọng ở nữ ca sĩ được biết là bắt đầu từ khoảng tháng thứ 8. Trong khi đó trước đấy, vùng da bụng bầu của cô gần như không chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt, sau khi sinh hình ảnh vết rạn chằng chịt chuyển thâm và vùng da bị chùng nhão khiến vùng bụng sau khi sinh con trở nên xấu xí. Hơn nữa, nữ ca sĩ cũng cho biết cô đã sử dụng rất nhiều loại kem dưỡng nhưng vẫn không hiệu quả.
Điều này càng khiến cho chị em phụ nữ đang mang bầu hoặc có ý định mang bầu càng trở nên hoang mang hơn. Thực tế, việc rạn ra trong thời gian mang bầu vốn dĩ không còn xa lạ gì đối với các mẹ đang mang bầu những tháng cuối hoặc đã sinh em bé trước đó.
Đọc thêm:
- Rạn da sau sinh là gì? Những điều cần biết về rạn da sau sinh
- Tổng hợp các phương pháp điều trị rạn da sau sinh
Phụ nữ mang thai khiến cân nặng tăng nhanh chóng, khi đó sợi collagen và eslatin chưa thể giãn và điều này dẫn đến đứt gãy. Còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà tình trạng rạn ra khi mang thai ở phụ nữ có thể xuất hiện sớm hoặc muộn.
Tuy nhiên, thường thì từ tháng thứ 3 trở đi, khi bụng bầu bắt đầu bị rạn và thai nhi bắt đầu lớn nhanh thì nguy cơ rạn da cũng bắt đầu xuất hiện.
Trong khi đó, sau khi sinh giai đoạn đầu vết rạn sẽ có màu tối thâm do da mỏng, khi đó mạch máu bị lộ rõ. Tuy nhiên, sau 6 tháng thì tình trạng này sẽ giảm dần và sáng da.
Trước tình hình rạn da sau sinh gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến chị em vội vàng tìm kiếm các sản phẩm chống rạn da bằng dân gian hoặc mỹ phẩm hiện đại. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần tỉnh táo trước những lời mời gọi các loại sản phẩm trị rạn da.
Để an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm kem trị rạn có thương hiệu, uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và có nghiên cứu khoa học chứng minh về hiệu quả của sản phẩm để sử dụng.
Ngoài việc sử dụng các loại kem dưỡng để chống rạn ra bụng bầu thì mẹ bầu nên bổ sung vitamin, cần ăn thêm các loại thực phẩm chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, không nên quá gầy khi mang bầu, việc quá gầy khi mang bầu khiến da bụng đột ngột bị căng phồng cũng là một trong những nguyên nhân khiến vùng da bị rạn.
Đặc biệt, nên bắt đầu bôi trị rạn hoặc lotion từ sớm, nếu có thể nên bôi ngay từ khi phát hiện có bầu hoặc bôi khi bầu từ tháng thứ 3 trở đi.
Việc bôi trị rạn hoặc lotion có tác dụng làm mềm da, đồng thời giúp tăng độ đàn hồi và giúp hạn chế tối đa tình trạng da bị rạn. Nên bôi trị rạn hoặc lotion vào sau khi tắm.
Rất nhiều chị em trong quá trình mang thai chủ quan khi không thấy xuất hiện vết rạn ra từ sớm. Do đó việc không bôi trị rạn da hoặc lotion là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến quá trình rạn da diễn ra khủng khiếp hơn vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thực chất, tình trạng rạn da là hiện tượng không xa lạ và đây được biết đến là một hiện tượng sinh lý mà mẹ bầu nào cũng gặp phải, trải qua.
Để chống rạn da cho phụ nữ mang thai đạt hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc:
- Chăm sóc và dưỡng da ngay cả khi mang thai, các sản phẩm dưỡng da có tác dụng làm tăng cường độ ẩm và nuôi dưỡng tế bào để đáp ứng được sức căng của sợi collagen và eslatin.
- Sau khi sinh thì quá trình chăm sóc da cần thay đổi, lúc này da đã bị giãn và cần được dưỡng để giảm màu sắc nhanh chóng hơn, đồng thời giúp phục hồi collagen đã bị gãy.
Cần bôi kem trị rạn da trong thời gian dài trước khi bụng bầu lớn để da có thể khỏe mạnh, đủ dưỡng chất và tránh khi bầu to hơn mới bắt đầu bôi kem trị rạn da, lúc này tình trạng rạn da khó có thể cứu vãn.
Thực hiện bôi kem trị rạn da, kem dưỡng và massage ngày 2 lần các vùng gồm: vùng bụng, vùng ngực, núm vú và chân...
Sử dụng các loại kem dưỡng chống rạn da có chứa các thành phần gồm: cung cấp độ ẩm, vitamin E, D, A và tăng cường sản sinh collagen và eslatin.
Đặc biệt, các bác sĩ cũng cho biết thêm, việc sử dụng các loại kem chống rạn sau sinh về cơ bản có thể đem lại hiệu quả khắc phục một phần nào đó tình trạng rạn ra nếu phụ nữ kiên trì và sử dụng thường xuyên.