Hội chứng trái tim tan vỡ (còn gọi là bệnh lý Takotsubo) được phát hiện vào thập niên 90, do một bác sĩ người Nhật nghiên cứu và công bố trên tạp chí Y học. Đây là hội chứng mô tả cho sự co thắt nhẹ tâm thất làm cho trái tim có dạng hình nón, gây ra cảm giác nghẹt thở và tăng tiết chất adrenalin. Đó cũng chính là 3 đặc điểm lâm sàng của hội chứng này. Bệnh này có thể điều trị và không để lại di chứng. Điều quan trọng bạn cần nhớ chính là cách nhận biết các nguy cơ dẫn tới bệnh và phòng chống bệnh.
Hội chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị và không để lại di chứng (nguồn: Internet)
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh rất dễ gặp bệnh này. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh rất thấp nhưng khi đã bị bệnh thì họ thường có nguy cơ bệnh tiến triển nhanh hơn nữ giới. Đàn ông có tiền sử bệnh lý tim mạch, hay gặp căng thẳng, stress sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn, thậm chí có thể tử vong.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh lý này là một cơn đau tim thật sự và có thể khiến con người tử vong do tính chất nghiêm trọng trong tên gọi "trái tim tan vỡ" của nó. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng người mắc bệnh này không hề có dấu hiệu của bệnh suy tim.
Một điều thú vị của hội chứng này chính là mặc dù tâm thất trái có dạng hình nón do tác động của Adrenalin khiến cơ tim bị biến dạng nhưng việc đó không hề gây ảnh hưởng đến động mạch vành. Sự thay đổi của cơ tim chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn nên không để lại di chứng nào. Tuy nhiên, người có tiền sử mắc bệnh tim mạch cũng không nên chủ quan trước việc cơ tim bị biến đổi như vậy.
Nếu bạn không kiểm soát tốt những stress trong cuộc sống hàng ngày thì một lúc nào đó hội chứng này sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim mạch, gây ra cơn đau tim và thậm chí là suy tim. Việc bạn bị căng thẳng thần kinh thường xuyên sẽ dẫn tới tổn thương cơ tim về lâu dài. Vì vậy, hãy coi việc mắc hội chứng trái tim tan vỡ như một lời cảnh báo để chăm sóc bản thân tốt hơn cả về thể chất và tinh thần, tránh việc bị các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Khi một người phải đối mặt với những căng thẳng bất chợt hay một cú sốc lớn trong cuộc sống thì nó sẽ tác động mạnh đến tâm lý của họ. Những yếu tố này xảy ra đột ngột khiến cơ thể không thể phản ứng kịp. Do đó não bộ sẽ phản ứng lại theo chiều hướng tiêu cực, não sẽ giải phòng rất nhiều Norépinephrine, Dopamin, Adrenalin gây ảnh hưởng đến tim. Ngoài ra, còn có Catecholamine tác động trực tiếp vào cơ tim. Những điều này diễn ra gây chóng mặt, khó thở, đau thắt ở ngực. Thậm chí nó khiến bạn cảm thấy mình như sắp chết vì mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến bạn không phản ứng kịp.
Quá căng thẳng sẽ khiến hội chứng trái tim tan vỡ phát triển thành bệnh tim mạch (nguồn: Internet)
Bạn hãy luôn luôn giữ một tâm trạng thoải mái thông qua các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như khiêu vũ, yoga, hội họa, đọc sách, âm nhạc... Bên cạnh đó, cần xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh hút thuốc, uống rượu bia, tập luyện thể dục thể thao đều đặn và có chế độ ăn uống hợp lý. Thực hiện tốt những lời khuyên này, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh.
Hội chứng trái tim tan vỡ không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng đó là dấu hiệu cho thấy những cảm xúc của bạn sẽ tác động rõ rệt như thế nào đến sức khỏe. Chính vì vậy hãy luôn giữ một tinh thần yêu đời, suy nghĩ tích cực để luôn có một cơ thể khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống.
Tổng hợp