Vật lý trị liệu là gì và những công dụng của phương pháp này

Vật lý trị liệu là gì và những công dụng của phương pháp này
Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp kiểm soát cơn đau, tăng cường thể lực, xoa bóp, bấm huyệt...có công dụng hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp.

Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật... thì vật lý trị liệu hiện đang được áp dụng mạnh mẽ trong điều trị các vấn đề về cơ xương khớp như đau mỏi vai gáy, viêm khớp, sưng khớp, gout, thoái hóa cột sống...

Vật lý trị liệu có nhiều ưu điểm do tác động vào nguyên nhân sâu xa của các vấn đề bệnh, điều chỉnh tư thế và giúp kích thích lưu thông máu - điều này rất tốt cho những bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp.

1. Khái niệm vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong điều trịcác bệnh về khớp như thoái hóa khớp, đau mỏi vai gáy, viêm khớp.... Vật lý trị liệu được thực hiện bởi các chuyên gia tại bệnh viện hoặc các trung tâm vật lý trị liệu nhằm giúp bạn cải thiện cuộc sống và các vấn đề về xương khớp.

Thông thường, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ:

- Đưa ra lời khuyên để giúp bạn tự tin trong việc quản lý tình trạng bệnh, sinh hoạt và vận động bình thường.

- Chuyên gia vật lý trị liệu được đào tạo sẽ chẩn đoán và điều trị các vấn đề về cơ xương khớp, thông thường các bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu bệnh nhân đến các trung tâm vật lý trị liệu hơn là bác sĩ phẫu thuật hoặc chỉnh hình.

- Để chấn đoán tình trạng cơn đau, chuyên gia sẽ bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi cho bạn và kiểm tra vị trí đau. Đánh giá này sẽ cho phép họ điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của bạn. Điều trị có thể bao gồm:

+ Tập với dụng cụ

+ Giảm đau bằng chườm nóng hoặc chườm đá

+ Máy kích thích thần kinh điện qua da

+ Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt

+ Các dụng cụ hỗ trợ đi bộ hoặc nẹp

2. Những công dụng chính của vật lý trị liệu

2.1. Vật lý trị liệu giúp kiểm soát cơn đau

Khi cơ xương khớp gặp vấn đề, bạn có thể bị đau tại một vài vị trí nhất định nhưng cũng có thể đau lan ra toàn thân. Thuốc giảm đau cũng là một trong những phương pháp điều trị tốt tại thời điểm này tuy nhiên trong vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được giảm đau theo một cách khác, an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ hơn:

- Các phương pháp chườm lạnh có thể được áp dụng để làm dịu các khớp bị sưng, nóng

- Túi chườm còn giúp căng thẳng, mệt mỏi, làm giãn các cơ.

- Ngoài túi chườm, các chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị bệnh nhân nẹp các khớp bị sưng

- Máy TENS (kích thích thần kinh điện qua da): có công dụng chặn các thông điệp gây đau đến não, khiến bệnh nhân quên đi cơn đau.

2.2. Kiểm soát vận động của cơ thể

Làm việc quá nhiều khiến cơn đau khớp tăng mạnh. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tư vấn về mức độ hoạt động của bạn nhằm phòng tránh khiến bệnh nặng hơn, đồng thời lên kế hoạch nghỉ ngơi để các cơ khớp được thư giãn.

2.3. Tăng cường sức đề kháng và mức độ chịu đau

Tập thể dục là một trong những kế hoạch của vật lý trị liệu. Các bài tập này thường được bắt đầu bằng việc thực hiện các bước nhỏ, sau đó tăng dần. Điều này giúp bạn tăng cường cơ bắp, hoạt động của khớp và nâng cao thể lực.

Việc cải thiện thể lực rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn tăng sức chịu đựng mà không làm tăng cơn đau khớp vốn có.

Tập thể dục thường xuyên cũng sẽ kích thích sản xuất hormone giảm đau tự nhiên (endorphin) trong cơ thể.

Ngoài ra, vật lý trị liệu còn cung cấp một số phương pháp khác như massage, châm cứu, bấm huyệt. Massage có thể giúp cơ bắp thư giãn và làm cho cử động khớp thoải mái hơn. Châm cứu giúp kích thích não sản xuất endorphin. Một số nhà vật lý trị liệu được đào tạo để châm cứu.

Phương pháp điều trị khác

Liệu pháp điện trị liệu bằng các kỹ thuật như siêu âm và trị liệu bằng laser ở mức độ thấp có thể giúp kích thích quá trình chữa bệnh và do đó giảm đau. Thao tác có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động trong khớp của bạn. Nó không phù hợp với mọi bệnh nhân, nhưng chuyên gia vật lý trị liệu của bạn sẽ có thể tư vấn liệu nó có hữu ích với bạn không.

Dịch: https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/treatments/therapies/physiotherapy/


Tác giả: Lê Cường