Vai trò của sắt đối với sức khỏe con người

Vai trò của sắt đối với sức khỏe con người
Sắt là một trong những nguyên tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và quá trình tạo máu. Vai trò của sắt rất quan trọng, thiếu sắt cơ thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Sắt là gì?

Ngoài việc tham gia vào quá trình tổng hợp DNA sắt còn tham gia tổng hợp hemoglobin, hemoglobin giúp vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Đồng thời sắt còn được chuyển hóa thành myoglobin, myoglobin chất dự trữ oxy cho cơ thể. Hơn thế nữa, sắt còn tham gia vào các chuyển hóa quan trọng vì chúng chính là enzyme oxy hóa khử.

2. Vai trò của sắt

Vai trò của sắt quan trọng trong việc vận chuyển oxy, sản xuất ra năng lượng oxy hóa hay quá trình hô hấp của ty thể và phá hủy những gốc tự do có hại cho cơ thể. Sắt cần cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhu cầu về lượng sắt đối với phụ nữ mang thai là rất lớn, để hạn chế thiếu sắt trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg.

3. Những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu sắt

Khi cơ thể bạn thiếu sắt không chỉ khiến bạn thiếu máu luôn cảm thấy mệt mỏi mà chúng còn làm tăng khả năng hấp thu chì ở đường tiêu hóa, chì là một trong những chất độc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Khi thiếu sắt, thì nguy cơ ngộ độc chì sẽ tăng lên gấp đôi, ngộ độc chì có thể gây nên tổn thương cho hệ thống tái tạo máu, tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu sắt, một số nguyên nhân cơ bản có thể kể tới nhưng do cơ thể không hấp thu sắt, do nhiễm nhiều giun sán, do người bệnh không dung nạp sắt,… hoặc cũng có thể do nhu cầu của bạn đột ngột tăng cao trong một giai đoạn nào đó.

Khi cơ thể thiếu sắt chúng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến bạn bị thiếu máu nghiêm trọng, khó hồi phục lại sức khỏe sau khi mắc bệnh. Đồng thời, thiếu sắt sẽ ảnh ưởng tới các phản ứng chuyển hóa của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung quá nhiều sắt sẽ khiến chúng bị ứ đọng lại ở các mô như tim, gan,… gây rối loạn hoạt động của các cơ quan này.

4. Những ảnh hưởng khi cơ thể thừa sắt

Không chỉ tình trạng thiếu sắt mới gây nguy hiểm, thừa sắt cũng gây tổn thương cho cơ thể không kém. Tình trạng thừa sắt hay còn gọi là quá tải lượng sắt là hiện tượng sắt trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép. Khi thừa sắt chúng sẽ tích tụ tại gan gây ra nhiễm sắt, đồng thời còn gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Hai vấn đề sức khỏe thường gặp gây nên tình trạng thừa sắt bao gồm:

Thừa sắt do di truyền: Thừa sắt do di truyền xuất hiện ngay từ những ngày đầu mới sinh, do ruột mất đi khả năng điều tiết sắt khiến chúng tích tụ lại ở gan, tim,… Để chẩn đoán chính xác thừa sắt do di truyền các Bác sĩ cần tiến hành làm xét nghiệm đo lượng ferritin trong huyết thanh và trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết gan.

Thừa sắt mắc phải: Thừa sắt mắc phải xuất hiện khi người bệnh đưa vào cơ thể một lượng sắt quá lớn, đây là chứng bệnh cơ hội chúng thường đi kèm với một số bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh thiếu hồng cầu, bệnh gan,…

Hiện nay, sắt tồn tại ở hai dạng là sắt heme hoặc không heme. Sắt heme dễ dàng được hấp thu ở ruột, còn đối với sắt không hêm chúng cần có một số chất xúc tác mới có thể hấp thu được một cách tốt nhất. Sắt không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hay cản trở hấp thu sắt như vitamin C, protein động vật,…

Sau khi tìm hiểu kỹ về vai trò qua trọng của sắt đối với sức khỏe con người. Một số loại thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn cho gia đình mình có thể kể tới như các loại đậu, rau bina, thịt đỏ, củ cải đường,…


Tác giả: Phạm Thị Mai