Vai trò của màng hoạt dịch là gì? Viêm khớp dạng thấp tác động đến màng hoạt dịch như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Vai trò của màng hoạt dịch là gì? Viêm khớp dạng thấp tác động đến màng hoạt dịch như thế nào?
Màng hoạt dịch không chỉ bảo vệ, mà còn có vai trò nuôi dưỡng sụn khớp, giúp khớp vận động dễ dàng và trơn tru hơn. Màng hoạt dịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp, khiến nó bị lây nhiễm viêm, dày thêm và tăng sinh chất lỏng hoạt dịch.

1. Màng hoạt dịch là gì?

Màng hoạt dịch, có tên gọi khoa học là Synovium, là một lớp mô mềm lót các khoảng trống giữa các khớp. Chúng được tìm thấy ở xung quanh khớp, cụ thể là xung quanh viên nang khớp, và khớp hoạt dịch. 

Màng hoạt dịch có thể thay đổi nhưng thường có hai lớp:

- Lớp ngoài cùng có thể ở dạng sợi (là các collagen dày đặc), dạng nhầy (là các chất béo), hoặc dạng mô lỏng (là các collagen lỏng).

- Lớp bên trong là lớp tiếp xúc với chất lỏng hoạt dịch, là 1 tấm tế bào mỏng hơn 1 tờ giấy

2. Vai trò của màng hoạt dịch

- Vai trò lớn nhất của màng hoạt dịch chính là sản xuất ra chất lỏng hoạt dịch, hay còn được gọi là dịch nhờn khớp. Dịch nhờn khớp bao gồm 2 loại tế bào là tế bào hoạt dịch nguyên bào sợi và tế bào hoạt dịch đại thực bào.

Tế bào hoạt dịch nguyên bào sợi có tính chất như lòng trắng trứng, có tác dụng bôi trơn bề mặt khớp. Tế bào hoạt dịch đại thực bào iết ra axit hyaluronic và phức hợp protein, đồng thời loại bỏ các chất không mong muốn từ chất lỏng hoạt dịch.

Dịch nhờn giúp bôi trơn các đầu khớp, hỗ trợ việc vận động diễn ra linh hoạt và dễ dàng hơn, tránh ma sát giữa các khớp gây tổn thương đầu khớp. Chất lỏng hoạt dịch liên tục trao đổi oxy, carbon dioxide  và các chất dinh dưỡng từ máu, là nguồn hỗ trợ trao đổi chất chính cho sụn khớp.

Do đó, chất lỏng hoạt dịch không những giúp bảo vệ khớp, mà còn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sụn khớp.

- Màng hoạt dịch đóng vai trò như 1 mặt phẳng phân tách, ngắt kết nối giữa các mô rắn, từ đó giúp các mô rắn có thể uốn cong tối đa, tăng phạm vi hoạt động.

- Bề mặt của màng hoạt dịch có thể bằng phẳng hoặc có thể được phủ một lớp các mô mềm như lông nhung. Các mô mềm này có thể thay đổi hình dạng khi các bề mặt khớp di chuyển lên nhau. Điều này rất cần thiết để cho phép các bề mặt ổ trục có thể di chuyển qua lại lẫn nhau.

- Màng hoạt dịch có khả năng kiểm soát khối lượng chất lỏng trong khoang khớp sao cho vừa đủ để các mô rắn có thể di chuyển tự do với nhau. Khối lượng chất lỏng hoạt dịch thường nhỏ đến mức mà các khớp bị hút nhẹ lại với nhau, tránh cho khớp bị lỏng lẻo.

3. Viêm khớp dạng thấp tác động đến màng hoạt dịch như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công màng hoạt dịch nối các khớp dẫn đến viêm và sưng. Trong một số trường hợp, viêm có thể làm rối loạn quá trình sản xuất chất lỏng hoạt dịch, dẫn đến có quá nhiều chất lỏng hoạt dịch trong khớp gây ra sưng tấy.

Các tế bào viêm của khớp bị viêm khớp dạng thấp xâm lấn vào màng hoạt dịch, tạo thành 1 lớp mô sợi bất thường (được gọi là panus). Panus giải phóng ra các chất phát hủy sụn và xói mòn xương khớp nhanh chóng, làm tổn thương dây chằng quanh nó. Điều này khiến cho các khớp bị biến dạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất chức năng vận động cần phải phẫu thuật khớp.

Màng hoạt dịch có vai trò rất quan trọng với chức năng của khớp, nhưng nó rất dễ bị viêm, bị kích thích và dày lên, can thiệp vào các hoạt động bình thường của khớp, hạn chế vận động khớp.

Do vậy, mọi người cần hạn chế sức ép lên màng hoạt dịch ở khớp, không giữ khớp ở 1 tư thế trong thời gian dài, cần tập thể thao hàng ngày,... để bảo vệ khớp. Đặc biệt, khi có vấn đề về khớp, đặc biệt là viêm khớp, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám và chữa trị. Tránh để bệnh tiến triển, xâm lấn và làm tổn thương màng hoạt dịch. 


Tác giả: Mai Nhung