Vai trò của lưu huỳnh đối với sức khỏe con người

Vai trò của lưu huỳnh đối với sức khỏe con người
Lưu huỳnh không chỉ là một nguyên tố tự nhiên mà đối với sức khỏe, vai trò của lưu huỳnh cũng vô cùng quan trọng. Khoáng chất này cần thiết để duy trì mọi thứ từ làn da và khớp cho đến hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Chúng ta thường chú ý đến canxi, kẽm, sắt, magie,... khi nói về những khoáng chất thiết yếu của cơ thể mà quên mất lưu huỳnh - khoáng chất phong phú thứ 3 chỉ sau canxi và phốt pho

Dù chiếm phần nhỏ trong cơ thể, nhưng lưu huỳnh rất quan trọng cho sự cơ thể mỗi chúng ta. Dưới đây vai trò của lưu huỳnh đối với sức khỏe con người.

1. Vai trò của lưu huỳnh với sức khỏe con người

1. Lưu huỳnh là khoáng chất phong phú thứ ba trong cơ thể, khoảng một nửa tập trung ở cơ bắp, da và xương, rất cần thiết cho sự sống. Lưu huỳnh tạo nên các axit amin quan trọng được sử dụng để tạo protein cho tế bào, mô, hormone, enzyme và kháng thể. Cơ thể sử dụng hết lượng lưu huỳnh hằng ngày, vì vậy nó phải được bổ sung liên tục để có sức khỏe và dinh dưỡng tối ưu.

2. Vai trò của lưu huỳnh được xác định ở việc lưu huỳnh là khoáng chất cần thiết để sản xuất insulin. Insulin giúp kiểm soát chuyển hóa carbohydrate, nếu không đủ lưu huỳnh khiến tuyến tụy khó sản xuất đủ insulin hơn và khiến các tế bào không thể hấp thụ những thứ từ máu, dẫn đến việc gây ra các vấn đề về đường trong máu.

3. Lưu huỳnh giải độc ở cấp độ tế bào và giảm đau. Các tế bào khỏe mạnh có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trong khi giải phóng độc tố và chất thải. Lưu huỳnh ảnh hưởng đến điều này bằng cách giúp cơ thể bạn xây dựng các thành tế bào thoáng khí mạnh mẽ, cân bằng áp lực tế bào. Có đủ lưu huỳnh giúp cơ thể bạn loại bỏ các độc tố có thể làm nghẹt các tế bào, hoặc làm sưng chúng, gây đau, dị ứng, cứng khớp và đau nhức cơ bắp.

4. Vai trò của lưu huỳnh còn được thể hiện ở việc lưu huỳnh xây dựng các tế bào linh hoạt trong các động mạch và tĩnh mạch - ngược lại với "xơ cứng động mạch". Các mô mạch máu đàn hồi, "thoáng khí" có thể truyền oxy và chất dinh dưỡng qua thành của chúng để nuôi dưỡng phần còn lại của cơ thể và xử lý lưu lượng máu của cơ thể mà không bị căng thẳng.

5. Lưu huỳnh được gọi là "khoáng chất làm đẹp" của thiên nhiên vì nó giữ cho làn da trẻ trung, mái tóc mượt mà, bóng bẩy. Lưu huỳnh cũng giúp làn da khỏe mạnh và chữa lành sẹo. Ví dụ, lưu huỳnh cải thiện mụn trứng cá bằng cách giải quyết các vết sẹo, loại bỏ độc tố khỏi da và tạo ra các tế bào da mới khỏe mạnh. Khi bạn có đủ lưu huỳnh trong cơ thể, da và tóc sẽ đẹp hơn, mềm mại hơn và mượt mà hơn.

6. Một hợp chất với tên gọi Methylsulfonylmethane (MSM) với 34% lưu huỳnh, giúp chống dị ứng. MSM có khả năng liên kết với màng nhầy và tạo thành một khối tự nhiên chống lại các chất gây dị ứng. Nói cách khác MSM có thể làm giảm bớt dị ứng thông qua giải độc, loại bỏ các gốc tự do và cải thiện tính thấm của tế bào. 

Ngoài ra, khi ký sinh trùng bám vào niêm mạc ruột của ai đó, chúng có thể sống, sinh sản và lọc các chất dinh dưỡng từ cơ thể vô thời hạn. MSM ngăn chặn ký sinh trùng bằng cách cạnh tranh các vị trí thụ thể trên màng nhầy. Khi ký sinh trùng không thể tự gắn vào, chúng chỉ đơn giản là bị loại ra khỏi hệ thống với MSM dư thừa. Dù chỉ chiếm 34% trong hợp chất này, nhưng vai trò của lưu huỳnh đối với sức khỏe là không thể phủ nhận được.

2. Bổ sung lưu huỳnh bằng các thực phẩm hằng ngày

Vì vai trò của lưu huỳnh là thiết yếu, nên khi cơ thể không có đủ lưu huỳnh sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, do đó chúng ta nên bổ sung lưu huỳnh ngay khi phát hiện cơ thể bị thiếu. Trong các thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày đều có thể bổ sung đủ lượng lưu huỳnh cho cơ thể, bao gồm: các loại hải sản, măng tây, củ cải đen, hành, tỏi, các cây và sản phẩm của cây có dầu, trứng, thịt...

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển. Không chỉ là một nguyên tố hóa học, vai trò của lưu huỳnh với sức khỏe con người cũng vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo cơ thể luôn nhận đủ lưu huỳnh để có được thể trạng tốt nhất nhé. Tuy nhiên không nên tự ý bổ sung nếu như không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là bổ sung bằng thuốc hay thực phẩm chức năng.

Nguồn: https://healthfree.com/view_newsletter.php?id=150&key=a


Tác giả: Lan Anh