7 vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe con người

7 vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe con người
Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch...là những vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột. Hiểu được vai trò của lợi khuẩn từ đó bổ sung lợi khuẩn đúng cách sẽ giúp bạn có một sức đề kháng tốt và khỏe mạnh hơn.

Những người có hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch yếu nên bổ sung thêm lợi khuẩn (probiotics). Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột đến cơ thể. 

1. Vai trò của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa / đường ruột

Các lợi khuẩn chủ yếu cư trú ở đường ruột của cơ thể và có vòng đời ngắn. Việc bổ sung các lợi khuẩn (probiotics) hàng ngày có thể thực hiện bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, dưa muối sạch, phô mai hay chocolate đen,...

Trong đường ruột mỗi cá nhân có trung bình hơn 500 loại vi khuẩn sinh sống. Tổng số lượng của các loại vi khuẩn sống này khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn. Chúng có số lượng lớn gấp 10 lần tổng số tế bào trong cơ thể. Trong lượng vi khuẩn này có 85% lợi khuẩn và 15% lượng vi khuẩn có hại nếu như hệ tiêu hóa đang khỏe mạnh.

Các vi khuẩn có hại trong đường ruột có thể gây ra một số hiện tượng bất lợi cho hệ tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, ngộ độc, tiêu chảy, táo bón, trĩ, viêm ruột,... Ngược lại các lợi khuẩn sẽ bám vào thành ruột non và cạnh tranh vị trí với các hại khuẩn. 

Chúng sẽ tiến hành quá trình tạo ra các enzyme và protein để tiêu diệt các hại khuẩn. Bởi vậy để kiềm chế và hạn chế các ảnh hưởng của các vi khuẩn gây hại tới hệ tiêu hóa và ảnh hưởng tới sức khỏe thì việc bổ sung lượng lợi khuẩn (probiotics) là rất cần thiết. Đây chính là vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột nổi bật và dễ dàng nhận biết nhất. 

2.  Vai trò của lợi khuẩn trong việc tăng cường miễn dịch

Theo như các nghiên cứu thì 70% đến 80% sức đề kháng của cơ thể được đóng góp bởi hệ tiêu hóa tức đường ruột. Các hạch lympho nằm ở phần dọc thành ruột có tác dụng đào tạo tế bào miễn dịch. Chúng có chức năng giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. 

Một số loại lợi khuẩn có khả năng sản sinh ra lượng kháng thể IgA gấp đôi. Qua đó sẽ giúp tăng số lượng và khả năng của các tế bào miễn dịch và tăng thêm lượng tế bào miễn dịch Lympho T và các tế bào diệt tự nhiên. Bên cạnh đó các lợi khuẩn còn giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập bằng cách tạo thành một màng chắn nằm ở trên bề mặt niêm mạc ruột.

Kết quả của một nghiên cứu về vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột đã được thực hiện ở Mỹ. Cụ thể, kết quả từ nghiên cứu này cho thấy bổ sung lợi khuẩn trong vòng 2 tuần sau khi tiêm phòng sởi giúp người lớn và trẻ em gia tăng sức đề kháng. 

Việc sử dụng và bổ sung lợi khuẩn (probiotics) cũng sẽ giúp cho hệ miễn dịch của người nhiễm HIV được tăng lên. Đồng thời những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày cũng nhanh bình phục hơn.

3. Vai trò của lợi khuẩn trong ngăn ngừa bệnh cảm cúm

Vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột có liên quan gì đến cảm cúm? Mỗi loại lợi khuẩn (probiotics) sẽ có những tác dụng đối với sức khỏe riêng biệt. Điển hình trong các loại lợi khuẩn là Probiotics Chr.Hansen L.Casei 431 TM (thuộc nhóm Lactobacillus) có khả năng ảnh hưởng tốt tới sức khỏe nổi trội hơn khi so với các loại khác.

Nếu trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5 được bổ sung lợi khuẩn Hansen thông qua việc sử dụng sữa chua uống men sống có chứa loại lợi khuẩn sẽ có tỷ lệ mắc cúm giảm xuống 14,7%. Thời gian điều trị khi trẻ mắc cảm cúm cũng giảm từ 1 đến 2 ngày. Đối với trẻ không được sử dụng thì tỷ lệ mắc cúm sẽ là 22,4% .

Bên cạnh đó việc bổ sung lợi khuẩn Hansen không chỉ giúp giảm bớt tỷ lệ cảm cúm mà còn giúp giảm tỷ lệ trẻ biếng ăn, ho, sốt, táo bón hay dị ứng. Lợi khuẩn Hansen còn có khả năng giúp làm tăng nồng độ của kháng thể IgA giúp tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn hô hấp giảm đi đáng kể.

Một cuộc nghiên cứu trên 1.100 đối tượng ở Đan Mạch và Đức vào năm 2011 đã cho kết quả rằng việc bổ sung lợi khuẩn (probiotic) Hansen sẽ giúp làm giảm thời gian mắc bệnh cảm cúm. Cụ thể, mắc cúm thông thường từ 8 ngày xuống chỉ còn 4,8 ngày, lượng kháng sinh cần sử dụng để điều trị cũng giảm đi 16 lần uống.

4. Tăng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể

Tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng là một trong những vai trò của lợi khuẩn. 

Một số các lợi khuẩn có khả năng sản xuất ra môi trường acid trong đường ruột. Từ đó giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt và một vài các khoáng chất khác dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó lợi ích của lợi khuẩn với đường ruột rất đa dạng. Nó còn giúp nâng cao khả năng tổng hợp một số loại vitamin nhóm B có lợi cho cơ thể. 

Nếu cơ thể đang ở trạng thái khỏe mạnh, chắc chắn rằng hệ lợi khuẩn đang nổi trội hơn hại khuẩn. Bởi vậy lúc này bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và ngon miệng hơn. Do đó việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ tốt hơn.

5. Giảm tác dụng phụ của kháng sinh

Khi cơ thể thu nạp một lượng kháng sinh, chúng sẽ tích tụ trong đường ruột. các thành phần có trong kháng sinh sẽ tiêu diệt cả các lợi khuẩn cũng như hại khuẩn.Bởi vậy lúc này cơ thể sẽ gây ra các hiện tượng rối loạn cho hệ tiêu hóa. 

Trong quá trình sử dụng kháng sinh nên sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Sau quá trình điều trị bạn cũng nên sử dụng thêm các loại men tiêu hóa để giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật.

6. Điều trị các bệnh tiêu hóa

Trong quá trình điều trị các bệnh hệ tiêu hóa hay liên quan đến đường ruột như tiêu chảy hay viêm ruột hoại, tử bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng thêm các lợi khuẩn. Bởi chúng có khả năng tạo ra môi trường acid, kích thích đại tràng chống táo bón. 

Bên cạnh đó lợi khuẩn còn có khả năng loại bỏ các vi khuẩn HP bám dính ở niêm mạc dạ dày. Nhờ đó giúp cơ thể ngăn ngừa và hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày.

7. Kích thích quá trình chuyển hóa đường lactose trong sữa

Một trong những vai trò của lợi khuẩn với đường ruột chính là đẩy nhanh sự chuyển hóa đường trong sữa. Đối với các trường hợp trẻ em khó khăn trong việc dung nạp đường lactose nên sử dụng chế phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua hay phô mai. Nhờ đó giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc chuyển hóa đường lactose ở bên trong sữa thành các dưỡng chất mà cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ hơn.

Vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột là điều không thể phủ nhận. Chúng không chỉ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn hạn chế tối đa các căn bệnh liên quan đến đường ruột. 


Tác giả: Lê Thọ Hưng