Vai trò của khoáng chất trong cơ thể bao gồm tham gia vào việc xây dựng cơ thể đặc biệt là trong việc xây dựng xương, giúp xương chắc khỏe, vận chuyển oxy, điều hòa lượng đường trong máu, tham gia vào các phản ứng hóa học, bảo vệ các tế bào từ những tổn thương oxy hóa và điều hòa chức năng hệ thống miễn dịch.
Khi mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi để hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở người mẹ và thai nhi dẫn đến nhu cầu về khoáng chất cũng tăng lên, vai trò của khoáng chất cũng trở nên quan trọng. Do đó, điều cần thiết là phải đảm bảo liệu phụ nữ có nhận đủ các khoáng chất trước và trong khi mang thai hay không?
Thiếu những khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như: thiếu máu, tăng huyết áp, thai nhi kém phát triển,... Vì vậy, đảm bảo nhận đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi chất dinh dưỡng trước và trong khi mang thai, là rất quan trọng. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của khoáng chất đối với phụ nữ đang mang thai.
Vì vai trò của khoáng chất đối với cơ thể là cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển, vậy nên khi mang thai, vai trò của khoáng chất còn quan trọng hơn thế. Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ hàm lượng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể để cả mẹ và thai nhi đều phát triển bình thường.
Lượng khoáng chất khuyến cáo hằng ngày cho phụ nữ có thai được quy định như sau:
- Canxi: Từ 1000-1300mg/ngày
- Crom: 29-30mcg/ngày
- Đồng: 1mg/ngày
- Flo: 3mg/ngày
- Iot: 220mcg/ngày
- Sắt: 27mg/ngày
- Magie: 350-400mg/ngày
- Mangan: 2mg/ngày
- Phốt pho: 700-1250mg/ngày
- Kali: 4700mg/ngày
- Natri: 1500mg/ngày
- Kẽm: 11-12mg/ngày.
Để tìm hiểu vai trò của khoáng chất đối với phụ nữ, chúng ta sẽ theo dõi vai trò của những nguyên tố quan trọng cơ bản sau:
Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, tham gia vào việc xây dựng các mô và tế bào khác nhau. Chúng ta cũng cần bổ sung vitamin D đầy đủ để có thể hấp thụ được canxi khi mang thai.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cần tăng lượng canxi trong thời kì mang bầu, vì khi mang thai, hoảng 30 gram canxi được lắng đọng trong khung xương của thai nhi, trong khi phần còn lại của canxi được lưu trữ trong bộ xương của mẹ. Tuy nhiên, khuyến cáo tiêu thụ 1000-1300mg/ ngày là đủ cho phụ nữ có thai.
Vai trò của khoáng chất này rất cần thiết, nên khi người mẹ không có đủ canxi trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp và sinh non. Vì vậy cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo cả mẹ và con luôn khỏe mạnh. Nếu dùng thuốc bổ sung, cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất.
Sự thiếu hụt phốt pho là hiếm, nhưng khi xảy ra nó sẽ có các triệu chứng như: thiếu máu, nhược cơ, đau xương, còi xương, chán ăn, chóng mặt, hay nhầm lẫn,... dẫn đến cơ thể không thể phát triển được bình thường.
Vì vậy cần bổ sung hàm lượng phốt pho theo đúng khuyến cáo để đảm bảo cho sự phát triển ở cả người mẹ và thai nhi.
Trong các nghiên cứu khác nhau, vai trò của khoáng chất magie đã cho thấy làm giảm sinh non, chảy máu trước sinh và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Trong khi đó, nếu không có đủ magie trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật và sinh non. Hiếm khi cơ thể bị thiếu magie, nếu có thì là những người nghiện rượu, bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh về đường ruột và thận.
Thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và người mẹ. Khoáng chất sắt của phụ nữ tại thời điểm thụ thai là mối quan tâm lớn, vì đủ sắt sẽ giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu sau sinh và cho con bú đến sáu tháng sau khi sinh.
Thiếu sắt có thể dẫn đến tiền sản giật, sinh non, vỡ ối,... Do đó, việc bổ sung sắt đầy đủ là rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi.
Vai trò của khoáng chất này đã được nghiên cứu và chỉ ra rằng đồng quan trọng trong xây dựng các mô liên kết, chuyển hóa sắt, sản xuất melatonin, chức năng tim, chức năng hệ thống miễn dịch và phát triển hệ thần kinh trung ươngĐồng là một đồng yếu tố quan trọng của các enzyme chống oxy hóa.
Những enzyme này được tìm thấy trong các mô của mẹ và thai nhi, đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ stress oxy hóa (tình trạng các chất oxy hóa chiếm ưu thế hơn so với các chất chống oxy hóa) khi mang thai. Nếu không có cơ chế bảo vệ này, stress oxy hóa có thể dẫn đến một số biến chứng như tiền sản giật, hạn chế tăng trưởng của thai nhi và sảy thai.
Kẽm điều chỉnh chức năng của gần 100 loại enzyme khác nhau, tổng hợp DNA và RNA, chuyển hóa carbohydrate, cân bằng nội môi axit, hấp thụ folate, kích hoạt vitamin A và vitamin D, duy trì sự ổn định của màng tế bào. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai và cho con bú, bao gồm sự phát triển của thai nhi và bài tiết sữa.
Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể dẫn đến chuyển dạ , tử vong thai nhi hoặc phôi thai. Vai trò của khoáng chất kẽm quan trọng, nên khi cơ thể có đủ kẽm sẽ giúp giảm sinh non, tăng cân cho bé, giảm các vấn đề liên quan đến huyết áp.
Selen đóng vai trò chống oxy hóa trong các chức năng của tế bào, phục hồi và duy trì cơ bắp, khả năng sinh sản và phòng chống ung thư. Selen cũng giúp chống lại nhiễm trùng, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vai trò của khoáng chất này cũng rất cần thiết, cần bổ sung đủ để giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
Mangan là thành phần chính của các enzyme liên quan đến chuyển hóa axit amin, carbohydrate và cholesterol, hình thành sụn, tổng hợp urê và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa. Thiếu mangan ít khi xảy ra ở phụ nữ có thai và thường ít khi phải bổ sung chúng.
Sự hấp thu iot của tuyến giáp tăng lên trong thai kỳ, nhu cầu iot tăng lên hơn 45%, khoảng 150-220mcg. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị lượng iot hàng ngày trong khi mang thai và cho con bú là 200-250 mg.
Lượng iot vừa đủ là rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp trong cơ thể người mẹ và sự phát triển bình thường của não thai nhi. Thiếu iot sẽ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như thai lưu hay sảy thai. Do đó, cần đảm bảo cơ thể có đầy đủ khoáng chất này khi đang mang bầu.
Flo rõ ràng đóng một vai trò trong việc tăng sức đề kháng của răng và duy trì cấu trúc xương. Trong quá trình tạo răng, flo được kết hợp trong tinh thể men và làm cho răng chắc hơn. Flo cũng có thể được tìm thấy trong xương và rất quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe.
Khi phụ nữ mang thai, vai trò của khoáng chất trở nên quan trọng, vậy nên cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất để giúp người mẹ cũng như thai nhi luôn được khỏe mạnh và phát triển. Các thực phẩm bổ sung khoáng chất bao gồm:
- Các sản phẩm từ sữa, sữa chua, phô mai
- Các loại rau xanh
- Các loại đậu và ngũ cốc
- Thịt bò, thịt lợn, thịt gà
- Hải sản
- Trứng
- Khoai lang, cà chua
- Lúa mì, gạo.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu trao đổi chất tăng lên, vì vậy cần bổ sung đủ hàm lượng khoáng chất cho cơ thể, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi (và cả người mẹ). Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tiêu thụ đủ lượng khoáng chất cần thiết. Vì vai trò của khoáng chất quan trọng, vậy nên cần chú ý, tránh để cơ thể thiếu hụt.
Ngoài ra nếu cần bổ sung bằng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5713811/