- Cũng giống ở người lớn, vai trò của Kali với trẻ nhỏ là kiểm soát cân bằng nước của cơ thể, giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh. Nếu cơ thể thiếu Kali sẽ khiến trẻ em có nguy cơ dễ bị huyết áp cao hơn. Nếu bị huyết áp cao khi còn nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến những năm trưởng thành của trẻ. Chúng không chỉ có thể bị huyết áp cao khi trưởng thành mà tình trạng này còn liên quan đến bệnh tim.
- Vai trò của Kali với trẻ nhỏ là duy trì chức năng hệ cơ bắp và hệ thần kinh, giúp trẻ vận động và học tập hiệu quả hơn.
- Chuyển hóa carbohydrate và protein thành năng lượng là vai trò của kali với trẻ nhỏ đặc biệt quan trọng. Trẻ em đang là lứa tuổi khám phá, vận động nhiều. Kali sẽ giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, giúp có thể vui chơi và học tập cả ngày dài.
- Cung cấp đủ Kali cho trẻ sẽ làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương trong tương lai.
- Giữ nước và làm mát cơ thể là một trong những vai trò của kali với trẻ nhỏ quan trọng, đặc biệt là đối với những trẻ năng động, hay đổ mồ hôi, giúp hạn chế tình trạng mất nước. Bởi mất nước mãn tính có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe.
Trẻ em có nhu cầu Kali cao hơn người lớn. Lượng kali trung bình hàng ngày được khuyến nghị từ Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Viện Y học (một nhóm chuyên gia quốc gia) cho trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau là:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 500mg/ngày.
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 700 mg/ngày.
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3000mg/ngày.
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 3800mg/ngày.
- Trẻ từ 9 - 14 tuổi: 4700mg/ngày.
Vì vai trò của Kali với trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng nên việc bổ sung kali cho các em cần được chú trọng. Thật may mắn là Kali có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, nên việc bổ sung Kali cho trẻ nhỏ sẽ đa dạng và dễ dàng hơn.
Một vài thực phẩm giàu Kali có thể bổ sung cho trẻ nhỏ mà mẹ nên tham khảo như:
- Chuối, dâu tây, cam, quả kiwi, nho khô,...
- Bông cải xanh, rau bina, cà chua, cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan,...
- Thịt gà, cá hồi,...
- Sữa, sữa chua,...
Là một chất dinh dưỡng có trong nhiều loại thực phẩm ngon, bạn sẽ có thể dễ dàng bổ sung nhiều kali hơn vào chế độ ăn của trẻ bằng cách đa dạng thực phẩm. Ví dụ, vào bữa sáng, chỉ cần ngũ cốc, sữa và 1 quả chuối là đã đủ dinh dưỡng và kali, nhanh gọn và rất ngon miệng. Bữa ăn vặt bạn có thể xay sinh tố dâu tây và sữa chua cho bé.
Bữa trưa và bữa tối có thể là món trứng ốp với cà chua thái lát, rau bina và phô mai. Các món súp chứa cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan,... cũng là 1 lựa chọn không tồi. Trẻ em thường không thích rau, bạn có thể xào hoặc trộn rau với các loại nước sốt để làm tăng hương vị. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên hạn chế chế biến rau củ nhiều nhất có thể, bởi kali thường bị biến đổi trong quá trình nấu nướng.
Vai trò của kali với trẻ nhỏ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng rất dễ thiếu Kali. Bởi đây là đối tượng thường xuyên vận động cường độ cao, đổ mồ hôi nhiều, khiến Kali thất thoát qua mồ hôi. Mặt khác, đây cũng là đối tượng khá kén ăn, nếu bố mẹ không chú tâm có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên ghi nhớ rõ vai trò của kali với trẻ nhỏ, và cách thức bổ sung chúng. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.