Vai trò của của một số chất khoáng vi lượng đối với cơ thể con người

Vai trò của của một số chất khoáng vi lượng đối với cơ thể con người
Bên cạnh khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng vi lượng sẽ giúp chúng ta chú ý và bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể.

Khoáng chất giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng, nếu như thiếu hụt hoặc thừa quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều những tác hại không mong muốn về sức khỏe. Natri, kali, phốt pho, magiê, lưu huỳnh và canxi là những khoáng chất mà chúng ta có lẽ quen thuộc hơn.

Tuy nhiên, khoáng vi lượng cũng rất quan trọng, dù chỉ chiếm hàm lượng nhỏ nhưng nếu không được bổ sung đủ, cơ thể sẽ kém phát triển. Khoáng vi lượng bao gồm sắt, crom, đồng, kẽm, iốt, mangan và selen.

1. Vai trò chung của khoáng vi lượng

- Khoáng vi lượng là khối xây dựng quan trọng cho rất nhiều enzyme

- Tạo điều kiện cho vô số các phản ứng sinh hóa

- Giúp cơ thể tăng trường và phát triển bình thường cũng như các chức năng thần kinh

- Khoáng vi lượng tồn tại như một chất chống oxy hóa

- Giữ vai trò quan trọng cho một số hormone

- Cần thiết cho tuyến sinh dục phát triển bình thường.

2. Vai trò của từng khoáng chất trong nhóm khoáng vi lượng

Mỗi khoáng chất lại giữ những vai trò quan trọng khác nhau, cùng tìm hiểu xem vai trò của từng khoáng chất trong nhóm khoáng vi lượng như thế nào nhé.

- Sắt: Sắt là thành phần thiết yếu của nhiều protein và enzyme. Nó rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu và cơ nạc. 

Thiếu sắt xảy ra trên toàn thế giới ở trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh như viêm dạ dày ruột và ký sinh trùng cũng như ở những người tập thể dục cường độ cao. Chế độ ăn chay nghiêm ngặt cũng có thể góp phần thiếu sắt. Bạn có thể tìm thấy sắt trong thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và các loại rau lá sẫm màu.

- Crom: Crom cùng với insulin có chức năng chuyển hóa glucose. Không nhận đủ crom có thể dẫn đến các triệu chứng như bệnh tiểu đường. Thông thường, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây, rau, thịt, cá và ngũ cốc sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu của bạn về crom.

- Đồng: Đồng là một thành phần trong nhiều enzyme liên quan đến các chức năng chính như sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt, giúp mô liên kết khỏe mạnh, dẫn truyền thần kinh và tạo ra huyết sắc tố. Thiếu hụt đồng có thể xảy ra do suy dinh dưỡng, kém hấp thu hoặc uống quá nhiều kẽm. 

Các triệu chứng bao gồm các tế bào máu bất thường, thay đổi mô xương và mô liên kết, giảm chức năng miễn dịch,  tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và thoái hóa thần kinh. Đồng có nhiều trong các loại thực phẩm và phong phú nhất trong các loại thịt nội tạng, thịt đỏ, các loại hạt , ngũ cốc, lúa mì,... 

- Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường ở trẻ em, kẽm giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch, chức năng thần kinh và sinh sản. Thiếu kẽm trong chế độ ăn uống là khá phổ biến. Nó có thể gây ra sự phát triển suy yếu, thiếu máu, phát ban da, bất thường về thần kinh và giảm chức năng miễn dịch.

Thực phẩm giàu kẽm là hàu, thịt bò, thịt cua, thịt gà đen, và gà tây, thịt lợn, sữa chua, sữa, hạt điều, đậu xanh, hạnh nhân, đậu phộng, phô mai.

- Iốt: Đây là thành phần chính của hormone tuyến giáp. Quá ít iốt trong nước uống và dinh dưỡng có thể dẫn đến sự trao đổi chất chậm lại, tăng cân và tinh thần chậm chạp. Thiếu iốt có thể có tác động bất lợi lên não đang phát triển và có thể gây suy yếu, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Khoảng 120 quốc gia tăng cường muối bằng iốt để chống lại tình trạng thiếu iốt. 

Hải sản là một nguồn tuyệt vời của iốt trong chế độ ăn uống. Các sản phẩm sữa, ngũ cốc, trứng và thịt gia cầm đóng góp đáng kể vào việc bổ sung iốt vào chế độ ăn uống ở Mỹ.

- Mangan: Mangan là một thành phần và chất hỗ trợ trong nhiều enzyme, giúp chống oxy hóa cho vô số chức năng trao đổi chất, hỗ trợ phát triển xương và chữa lành vết thương. Mức độ mangan thấp có thể khiến xương yếu đi. 

Những người ăn chay và chế độ ăn kiểu phương Tây có thể có lượng mangan cao hơn. Nguồn mangan phong phú bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau và trà.

- Selen: Đây là một phần của axit amin selenocystein xảy ra ở 25 loại protein seleno khác nhau. Protein Seleno đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, chuyển hóa hormone tuyến giáp, tổng hợp DNA và bảo vệ khỏi tổn thương oxy hóa và nhiễm trùng. 

Không nhận đủ selen có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch và dẫn đến vô sinh ở đàn ông. Hải sản và thịt nội tạng là nguồn thực phẩm giàu selen nhất. Các nguồn khác bao gồm các loại ngũ cốc khác, và các sản phẩm từ sữa.

3. Nhu cầu khoáng vi lượng với cơ thể

Theo nghiên cứu, hàm lượng khuyến nghị hằng ngày (RDI) của một số khoáng vi lượng như sau: 

- Crom - 25 mcg đối với nữ và 35 mcg đối với nam

- Đồng - 900 mcg cho cả nam và nữ

- Iốt - 150 mcg cho cả nam và nữ

- Sắt - 18 mg cho nữ và 8 mg cho nam

- Mangan - 1,8 mg cho nữ và 2,3 mg cho nam

- Selen - 55 mcg cho cả phụ nữ và nam giới

- Kẽm - 8 mg cho nữ và 11 mg cho nam.

4. Kết luận

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng sẽ giúp cơ thể bạn có đủ khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu như có quá nhiều hoặc quá ít hàm lượng theo khuyến nghị sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nên hãy đảm bảo cơ thể luôn nhận được đầy đủ các dưỡng chất cũng như đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.phlabs.com/trace-minerals-what-they-are-and-why-you-need-them


Tác giả: Lan Anh