Crom đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các glucid và lipid. Đối với insulin, crom tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết insulin với cơ quan thụ cảm của nó. Do đó giúp cho sự đồng hóa đường glucose của các tế bào, tạo sự điều tiết tỷ lệ insulin trong máu, làm tăng tính nhạy cảm của các mô đối với insulin.
Ngoài ra, crom giúp ổn định glycemic (tỷ lệ đường trong máu). Tuy nhiên, tác dụng giảm lượng đường trong máu của crom chỉ có tác dụng khi có sự hiện diện của insulin. Trong Đại hội quốc tế về bệnh đái tháo đường lần thứ 18 (8/2003) tại Paris, nhiều báo cáo cho biết crom (dưới dạng crom picolisat) giúp giảm đề kháng glucose và giảm lượng đường trong máu.
- Vai trò của crom còn được thể hiện ở việc giúp cải thiện tình trạng ở những bệnh nhân bị đái tháo đường
- Bổ sung crom giúp gia tăng hàm lượng cholesterol tốt, làm giảm các glycerid và từ đó góp phần ngăn ngừa sự tích tụ mỡ bên trong các mạch máu, chống xơ vữa động mạch, điều hòa và giảm huyết áp ở người cao tuổi.
- Vai trò của crom được tìm thấy trong việc bảo vệ tim mạch. Nguy cơ nhồi máu cơ tim càng cao khi nồng độ crom càng thấp. Một nghiên cứu thực hiện ở 8 nước châu Âu và Israel với 1.500 nam giới đã chỉ ra điều này.
- Bổ sung crom có thể giúp giảm cân, do đường hấp thu sẽ được cơ thể sử dụng, chứ không chuyển hóa thành lipid và lưu trữ trong các tế bào mới, rất thích hợp trong việc kiểm soát cân nặng.
Trên đây là vai trò của crom đối với sức khỏe con người. Có thể thấy rằng, chỉ là khoáng chất với hàm lượng nhỏ, nhưng vai trò của crom rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý để đảm bảo cơ thể luôn có đủ lượng crom cần thiết để thực hiện các chức năng trong cơ thể.
Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 1-5mg crom. Trong máu người bình thường tỷ lệ crom là 10mcg/l nhưng với những người làm việc trong môi trường có crom thì tỷ lệ này tăng lên, nhất là trong hồng cầu có thể lên đến 40-60mcg/l máu.
Nhu cầu crom hằng ngày chúng ta cần khoảng 60-65mcg. Nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều hơn, để đáp ứng nhu cầu cũng như thực hiện nhiều chức năng đối với thai nhi cũng như em bé.
Vì thế, chúng ta cần bổ sung đầy đủ crom. Thực phẩm hằng ngày chính là nguồn crom tốt nhất như: gan bò, lòng đỏ trứng, men bia, ngô, khoai tây, bánh mì đen, đậu xanh, nấm, thịt bò, yến mạch, khoai lang, cà chua,...
Bổ sung crom bằng thực phẩm là phương pháp an toàn. Nếu như tình trạng sức khỏe không quá nghiêm trọng thì không nên bổ sung bằng thuốc, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ, bởi nó gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Vai trò của crom quan trọng như vậy nhưng cũng không nên vì thế mà lạm dụng, bổ sung quá liều.
Vai trò của crom rất quan trọng, nên khi nhận thấy các dấu hiệu như: nồng độ insulin tăng cao, thèm ăn đồ ngọt (kẹo, mứt), mệt mỏi, hàm lượng triglicerid và choles - terol huyết tăng cao,... có thể bạn đang thiếu crom và cần bổ sung ngay để giúp cơ thể được khỏe mạnh bình thường.
Tránh để thiếu hụt hoặc dư thừa quá nhiều bởi nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc hằng ngày cũng như cuộc sống nữa. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta có được tất cả, vậy nên chú ý bổ sung những khoáng chất dù nó chỉ chiếm hàm lượng nhỏ. Ngoài ra, khi nhận thấy có điều gì bất thường bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có những lời khuyên chính xác nhất nhé.