Khi chuyển mùa, bạn cũng có nhiều khả năng bị nhiễm vi rút và cảm lạnh, đặc biệt là nếu bạn bị dị ứng. Vì vậy, để tăng cường sức khoẻ giao mùa, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, …
Vào thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí và thời tiết thay đổi thường xuyên làm cơ thể không kịp thích ứng, miễn dịch suy yếu. Thời tiết này còn dễ khiến vi khuẩn, virus phát triển dễ gây bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, đau xương khớp, dị ứng da, …
Vi khuẩn, virus gây các bệnh đường hô hấp dễ phát triển trong thời điểm giao mùa. Đặc biệt, khi chúng ta hít thở cũng sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh hô hấp như ho, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, …
Hơn nữa, khi chuyển giao mùa hè - thu, không khí thường ẩm ướt, mưa nhiều, ánh nắng mặt trời ít đi khiến vi khuẩn gây bệnh khó bị tiêu diệt.
Những người bị đau xương khớp, nhất là người già thường bị trở nặng khi thời tiết thay đổi. Chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh về vấn đề này, nhưng có thể do những thay đổi về áp suất không khí có thể làm cho gân, cơ và các mô sẹo giãn nở và co lại. Điều đó có thể tạo ra cơn đau ở các khớp bị ảnh hưởng bởi viêm khớp.
Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng có thể làm cho chất lỏng bên trong các khớp đặc hơn, vì vậy khớp sẽ cứng hơn và đau hơn.
Đọc thêm:
+ Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Dấu hiệu không nên xem thường khi chuyển mùa
+ Để tránh ốm, cảm lạnh khi giao mùa cần mang những thứ này bên người
Vào thời gian chuyển mùa, thời tiết lạnh, ẩm tạo điều kiện cho virus cúm phát triển. Bệnh cúm còn dễ lây lan nên có thể phát triển thành dịch. Một số loại cúm phổ biến như cúm A, B, bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.
Dị ứng là tình trạng dễ gặp khi chuyển mùa, nhất là mùa hè - thu. Lúc này, nhiều loại phấn hoa, nấm mốc phát triển nên dễ gây ra tình trạng dị ứng với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ngừa mắt và mũi, …
Đặc biệt, viêm xoang, viêm mũi dị ứng là những bệnh lý dễ bùng phát trong thời gian này. Vì vậy, người bệnh nên lưu ý.
Thời tiết thay đổi thất thường làm cơ thể suy yếu, lúc này virus sởi dễ tấn công, gây ra bệnh. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi, họng của bệnh nhân.
Một số triệu chứng phổ biến của sởi như Sốt, viêm kết mạc mắt, sổ mũi, ho, xuất hiện các nốt koplik ở niêm mạc miệng, ...
Có thể nói, thời điểm giao mùa dễ gây bệnh cho mọi đối tượng. Nhưng trẻ em và người già nên được quan tâm đặc biệt, vì đây là nhóm đối tượng dễ tổn thương.
Tiêm vacxin là một cách đơn giản, an toàn và hiệu quả để bảo vệ bạn chống lại các bệnh có hại trước khi bạn tiếp xúc với chúng. Vacxin hoạt động theo cơ chế sử dụng hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể bạn để xây dựng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cụ thể và làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh hơn.
Để tăng cường sức khỏe giao mùa hè - thu, các bạn có thể tự tạo ra vacxin tự nhiên với những biện pháp đơn giản sau:
Cung cấp cho cơ thể một số loại thực phẩm có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ. Để ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các bệnh lý khác trong thời tiết giao mùa, các bạn nên lựa chọn những thực phẩm như:
+ Thực phẩm giàu vitamin C giúp xây dựng hệ thống miễn dịch tốt hơn, được cho là làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, đây là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng. Một số thực phẩm giàu loại vitamin này bạn nên bổ sung: bưởi, cam, quýt, chanh, ớt chuông đỏ …
+ Bông cải xanh có chứa nhiều vitamin A, C và E, cũng như chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hiệu quả.
+ Tỏi đã công nhận giá trị trong việc chống lại nhiễm trùng. Tỏi cũng có thể làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch và có bằng chứng rằng thực phẩm này giúp giảm huyết áp (1).
+ Sữa chua là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật.
+ Các loại hạt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng hiệu quả trong thời tiết giao mùa.
Ngoài ra, còn nhiều thực phẩm khác các bạn có thể bổ sung thêm như trà xanh, rau xanh, cá, thịt gà, … Tốt nhất, mỗi ngày các bạn nên thay thực đơn với nhiều thực phẩm khác nhau, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.
Thêm đó, nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều giàu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt có ga, thuốc lá, …
Vận động đã được chứng minh (2) là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần. Thể dục thường xuyên còn có thể giúp bạn sống lâu hơn
Đặc biệt, khi vận động thường xuyên sức đề kháng được tăng cường, từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh tật, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường.
Ngoài ra, thể dục thể thao còn nhiều tác dụng khác như ngăn ngừa bệnh mãn tính, cải thiện trí nhớ và hoạt động của bộ não, giảm cân, giúp tâm trạng thoải mái hơn, …
Có nhiều loại hoạt động thể chất, bao gồm bơi lội, chạy bộ, chạy bộ, đi bộ và khiêu vũ, yoga … mà các bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, không nên vận động hoặc tập thể dục quá sức. Điều này, không có tác dụng đối với sức khoẻ mà còn có thể gây hại.
Để giúp tăng cường sức khỏe một cách toàn diện, các bạn nên ngủ sớm, giữ tâm trạng thoải mái, làm việc vừa sức, …
Ngoài việc xây dựng lối sống, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, các bạn nên có những biện pháp bổ sung để ngăn ngừa các bệnh giao mùa, cụ thể:
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh
- Tiêm vacxin phòng cúm mùa, vacxin sởi đầy đủ
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, tránh để nấm mốc phát triển
- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên, tránh tiếp xúc vào mắt mũi khi tay chưa được làm sạch.
- Tránh tụ tập tại những nơi đông người khi có dịch bệnh phát triển
- Khi có các dấu hiệu của bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Có thể nói, vào thời điểm giao mùa sức đề kháng của con người thường yếu đi. Vì vậy, chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, thể dục thể thao thường xuyên sẽ là vacxin tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật.