Một số phụ nữ đã báo cáo về việc vaccine covid-19 khiến chu kỳ kinh nguyệt của họ bị thay đổi. Hãy nghe câu trả lời của chuyên gia.
Lời phàn nàn đầu tiên được báo Haaretz của Isreal đưa tin vào khoảng giữa tháng 2 của một vài phụ nữ đã thực hiện tiêm vaccine covid-19 cho biết rằng kinh nguyệt của họ trở nên không đều. Và kể từ đó, một số phụ nữ khác cũng cho biết họ cũng gặp phải tình trạng tương tự. Kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn hoặc không đều sau khi tiêm chủng.
Nhưng, theo các nhà khoa học thì chưa có bằng chứng nào chắc chắn để có thể chứng minh cho vấn đề này và để giải thích lý do tại sao nó có thể xảy ra.
Javeed Siddiqui, Tiến sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại TeleMed2U ở California cho biết: "Chậm kinh không phải là một chống chỉ định (tác hại/rủi ro) - hay nói cách khác, là lý do để không tiêm vaccine). Chỉ những người có tiền sử bị dị ưng nghiêm trọng với vaccine và các thành phần của vaccine covid-19 mới cần thận trọng nhất".
Trên thực tế, các chuyên gia cho biết bạn có nguy cơ gặp một số tác động tới chu kì kinh nguyệt sau khi nhiễm covid-19 hơn là do tiêm vaccine covid-19.
Hệ thống miễn dịch tạm thời bị ức chế trong một giai đoạn nhất định khi tới chu kì kinh nguyệt. Theo một báo cáo năm 2018 trên tạp chí Trends in Ecology & Evolution, phản ứng miễn dịch được giảm thiểu để giúp những quả trứng trong buồng trứng trong trạng thái tốt nhất - sẵn sàng cho việc gặp tinh trùng và thụ tinh.
Và, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, một số tác dụng của hệ miễn dịch "có thể" đang được cơ thể "đánh đổi" để người phụ nữ có thể mang thai được "tốt hơn". Điều này giải thích tạo sao có một số báo cáo cho thấy có sự gia tăng các ca bệnh ở nữ giới đang trong giai đoạn rụng trứng và đến chu kì kinh nguyệt.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn có liên quan tới giai đoạn bài tiết (Sau khi phóng noãn, tuyến yên vẫn tiếp tục bài tiết FSH và LH làm cho một ít tế bào còn lại ở vỏ nang biến đổi thành hoàng thể. Hoàng thể bài tiết một lượng lớn progesteron và estrogen). Hay nói cách khác là giia đoạn sau khi trứng rụng và trước khi kỳ kinh nguyệt tới.
Khi nói đến việc tiêm phòng, TS.BS Kim Langdon (Medzino) cho biết, có rất ít nghiên cứu để có thể xác nhận liệu tiêm vaccine covid-19 ở các giai đoạn khác nhau của kì kinh nguyệt có ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine hay không. Nhưng, theo bà thì điều này khó có thể xảy ra.
Theo CDC thì khoảng vài chục phụ nữ cho biết họ trải qua chu kì kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn, chuột rút đau hơn.
Các chuyên gia cũng nói thêm rằng, thật khó để có thể biết chắc chắn. Chẳng hạn đối với những phụ nữ báo cáo về việc họ trải qua chu kì kinh nhiều "đau đớn" hơn, nhưng "có thể là đau nhức sau khi tiêm vaccine kết hợp với cơn đau khi tới kì sinh lý thông thường" - TS, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Amesh A.Adalja tại Trung tâm Y tế John Hopkins cho biết.
Trong khi tỷ lệ tử vong ở nam giới vì covid-19 cao hơn nữ giới thì nhiều phụ nữ lại gặp phải các triệu chứng covid-19 kéo dài và tồn tại trong nhiều tháng (bạn có thể tìm hiểu thêm trong các nghiên cứu (1), (2)).
Bạn có thể xem thêm về Giải thích lý do khiến tỷ lệ tử vong do covid-19 ở nam giới cao hơn nữ giới do đâu.
Cụ thể sự thay đổi trong chu kì kinh nguyệt là gì? Đó là về tần suất, thời gian, lưu lượng máu, cường độ và mức độ cơn đau.
Nhưng, việc đánh giá tác động của covid kéo dài lên chu kì kinh nguyệt vẫn đang được nghiên cứu. Một số cho rằng, căng thẳng có thể đóng một vai trò nào đó. Cụ thể, việc bị căng thẳng do bệnh tật, căng thẳng tâm lí có thể khiến chu kì kinh nguyệt trở nên không đều.
Một nghiên cứu (3) vào tháng 2/2021 đã báo cáo rằng khoảng 52,6% phụ nữ gặp thay đổi trong kì kinh của họ trong thời gian cách ly. Chu kì kinh nguyệt có liên quan tới việc căng thẳng gây ra, căng thẳng tâm lí, căng thẳng từ gia đình hay căng thẳng do công việc.
Đồng quan điểm, Gloria A. Bachmann, MD, phó trưởng khoa về sức khỏe phụ nữ tại Trường Y khoa Rutgers Robert Wood Johnson ở New Jersey cho biết: "Chu kì kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả cẳng thẳng, ngủ kém, vận động ít hay một số loại thuốc đang sử dụng. Do vậy, sẽ không có gì là bất thường khi một phụ nữ nhận thấy sau khi tiêm vaccine covid-19 có thay đổi trong kì kinh của họ. Chẳng hạn như tới sớm hơn, kinh nguyệt ra nhiều hơn hay bị chuột rút nhiều hơn".
Một lý do khác có thể là ảnh hưởng của virus covid-19 tới các hormone sinh sản. Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc (4) cho thấy, người mãn kinh có nồng độ estrogen và anti-mullerrian thấp ít có nguy cơ bị nhiễm covid-19 nặng hoặc không cần nhập viện.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được loại hormone sinh sản nào bị ảnh hưởng nhiều nhất do covid-19.
Một nghiên cứu gần đây hơn được công bố vào tháng 1 năm 2021 cho thấy khoảng 18% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trải qua thời gian kéo dài hơn và 3% có thời gian ngắn hơn khi đối mặt với nhiễm trùng COVID-19 - nhưng mức độ hormone chống müllerian đã khác biệt đáng kể (5).
Đầu tiên, không có lý do gì để bạn không tiêm vaccine covid-19 khi bạn đến kì kinh nguyệt. Cả CDC và Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đều không liệt kê việc đến kì kinh nguyệt là lý do để từ chối tiêm chủng.
Tuy nhiên, ý tưởng cho việc giải thích vaccine có thể ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt của phụ nữ là một điều khó giải thích đứng từ quan điểm sinh học. Mark Turrentine, Tiến sĩ, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Y Baylor ở Texas: "Không có cơ chế sinh học nào có thể giải thích cho sự gián đoạn chu kì kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine covid-19".
Ông nhấn mạnh thêm, "Việc chảy máu âm đạo bất thường cũng không phải là một tác dụng phụ được báo cáo trong bất kì một thử nghiệm lâm sàng nào từ các nhà sản xuất vaccine ngừa covid-19 ở mức độ quy mô lớn".
Bất chấp những câu chuyện cá nhân của phụ nữ trên mạng, chuyên gia sức khỏe phụ nữ, TS.Jennifer cho biết, "Không có đủ dữ liệu để chỉ ra rằng vaccine có ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt. Còn vấn đề liệu vaccine có tương tác với các hormone, nội tiết tốt trong cơ thể phụ nữ hay các yếu tố khác gây ra chẳng hạn như căng thẳng hay không thì vẫn còn phải xem xét thêm".
Và cuối cùng, khi kinh nguyệt của bạn bị thay đổi sau chủng ngừa thì đừng hoảng sợ. Nếu sự thay đổi không thể giải thích được này vẫn tiếp tục kéo dài thì bạn càn liên hệ với bác sĩ của bạn và nhà cung cấp dịch vụ để được chỉ định một số xét nghiệm đánh giá như khám phụ khoa hay siêu âm vùng chậu.
Nguồn dịch tham khảo:
1. https://www.health.com/condition/infectious-diseases/coronavirus/can-covid-vaccine-affect-my-period
2. https://www.health.com/condition/infectious-diseases/coronavirus/can-covid-vaccine-affect-my-period
3. https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.03.22.21254057v1
4. https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.03.18.21253888v1.full
5. https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.02.01.21250919v1
6. https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.03.26.20043943v1
7. https://www.rbmojournal.com/article/S1472-6483%2820%2930525-3/fulltext