Vá màng nhĩ nằm viện bao lâu? là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trước khi quyết định vá màng nhĩ. Tuy nhiên, trước khi trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp phẫu thuật cũng như quy trình vá màng nhĩ.
Đặc biệt những thông tin về việc chuẩn bị trước và sau phẫu thuật, lưu ý về các biến chứng có thể xảy ra. Từ đó hiểu hơn về loại phẫu thuật này để có thể trả lời được câu hỏi vá màng nhĩ nằm viện bao lâu? Và khả năng hồi phục của người bệnh phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Màng nhĩ là một màng rất mỏng có vị trí nằm giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ sẽ rung động khi có sóng âm truyền vào trong tai. Tùy theo cường độ của sóng âm mà cường độ rung động của màng nhĩ sẽ biến đổi.
Bởi vì rất mỏng nên màng nhĩ rất dễ bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương, làm rách màng nhĩ hoặc làm tổn thương các xương tai giữa.
- Tình trạng viêm tai giữa
- Tai nạn làm chấn thương vùng tai
- Những âm thanh có cường độ quá lớn
Việc tổn thương này có thể gây suy giảm thính lực cho bệnh nhân. Hoặc nặng hơn có thể dẫn đến kết quả mất đi thính lực không thể phục hồi. Do đó, một số trường hợp người bệnh cần thực hiện vá màng nhĩ.
Trường hợp lỗ thủng hoặc vết rách trên màng nhĩ có kích thước nhỏ. Các y bác sĩ có thể chữa trị bằng cách dán chúng lại bằng gel hoặc mô có độ mỏng bằng tờ giấy. Trước khi thực hiện thủ thuật vá màng nhĩ, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ.
Thủ thuật vá màng nhĩ này sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian chỉ từ 15 đến 30 phút. Nhưng đây là phẫu thuật cần chi tiết, chính xác nên bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện.
Trong trường hợp lỗ thủng màng nhĩ có kích thước lớn. Hoặc nếu bệnh nhân có bệnh viêm tai mãn tính và không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Với hai trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thuật tạo hình cho màng nhĩ. Đây là phẫu thuật mà bệnh nhân cần được gây mê trước khi tiến hành và phải nằm viện theo dõi.
Với tình trạng bệnh thì việc vá màng nhĩ nằm viện bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và tốc độ hồi phục của bệnh nhân.
Với phương pháp phẫu thuật tạo hình bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để đốt các mô, mô sẹo thừa. Đây là những mô thừa được hình thành bên trong tai giữa cần phải loại bỏ. Bước tiếp theo, bác sĩ lấy một mẩu mô nhỏ từ vị trí tĩnh mạch hoặc bỏ sợi cơ của bệnh nhân. Các mô nhỏ này sẽ được sử dụng để ghép vào màng nhĩ nhằm vá lại lỗ bị thủng.
Có hai cách để thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ:
- Bác sĩ sẽ phẫu thuật cho bệnh nhân thông qua ống tai.
- Bác sĩ sẽ cắt một vết cắt nhỏ sau tai để tiếp cận đến màng nhĩ từ hướng đó về trước. Đối với phẫu thuật này cần sự tỉ mỉ hơn rất nhiều nên sẽ mất từ 2 đến 3 tiếng để thực hiện. Đối với bệnh nhân có mong muốn rút ngắn thời gian phẫu thuật thì nên chọn vá màng nhĩ nội soi.
Đối với người bị suy giảm thính lực sau khi thực hiện vá màng nhĩ thì vá màng nhĩ nằm viện bao lâu là thắc mắc chung.
Thông thường, thủ thuật vá màng nhĩ là sẽ được tiến hành bên dưới kính hiển vi dùng trong phẫu thuật. Hiện nay, phẫu thuật vá màng nhĩ còn được áp dụng với phương pháp vá màng nhĩ nội soi hệ thống.
Ngoài ra, tình trạng nằm viện bao lâu sau khi thực hiện vá màng nhĩ còn phụ thuộc và vết vá có to hay không và khả năng hồi phục của người bệnh như thế nào.
Phẫu thuật vá màng nhĩ tuy là phẫu thuật không khó nhưng cũng vẫn có các nguy cơ, biến chứng. Các nguy cơ, biến chứng này cũng phần nào ảnh hưởng đến vấn đề vá màng nhĩ nằm viện bao lâu.
- Tình trạng chảy máu kéo dài tại vị trí phẫu thuật.
- Vết thương sau phẫu thuật bị nhiễm trùng.
- Bệnh nhân xảy ra phản ứng với thuốc sử dụng trong gây mê và thuốc kê trong toa sau phẫu thuật.
- Tổn thương dây thần kinh vùng mặt.
- Tổn thương dây thần kinh có chức năng kiểm soát vị giác.
- Tổn thương xương tai giữa ảnh hưởng đến thính lực, nặng hơn sẽ mất thính lực hoàn toàn.
- Tình trạng chóng mặt.
- Lỗ thủng màng nhĩ sau khi được phẫu thuật vẫn không hồi phục hoàn toàn.
- Bị suy giảm thính lực hoặc thậm chí mất đi thính lực hoàn toàn.
- Xuất hiện lớp da thừa phía sau màng nhĩ, được gọi là cholesteatoma.
- Tìm hiểu rõ về các kiến thức liên quan đến phẫu thuật vá màng nhĩ.
- Tìm hiểu được thời gian vá màng nhĩ nằm viện bao lâu.
- Được giải thích rõ ràng về những tai biến có thể xảy đến trong và sau phẫu thuật vá màng nhĩ.
- Làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bệnh viện. Bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm urê và lượng đường trong máu.
- Báo trước với bác sĩ về những bệnh lý nội khoa nghiêm trọng đang mắc phải. Đây là những căn bệnh có khả năng gây ảnh hưởng tới việc phẫu thuật. Các căn bệnh này bao gồm bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh lao phổi,…
- Báo cáo với bác sĩ những loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng.
- Báo cáo với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bản thân với những loại thuốc nếu có.
- Nếu cảm thấy trong người không khỏe thì cũng cần báo với bác sĩ để tạm hoãn việc phẫu thuật.
- Trước buổi phẫu thuật cần tránh việc ăn uống quá no. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được biết chế độ ăn phù hợp.
Vá màng nhĩ nằm viện bao lâu phụ thuộc vào tình trạng cũng như mức độ bệnh và tốc độ hồi phục. Sau khi phẫu thuật đừng nên lo lắng về việc vá màng nhĩ nằm viện bao lâu. Hãy tập trung vào việc chăm sóc vết mổ, ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để mau hồi phục.
Những cơn đau của bệnh nhân sau khi phẫu thuật thường nằm ở mức độ vừa. Bệnh nhân có khả năng sẽ được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau từ 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng các cơn đau kéo dài quá lâu thì cần báo với bác sĩ. Bởi vì đó có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tụ máu hay nhiễm trùng.
Bệnh nhân vá màng nhĩ nằm viện bao lâu sẽ do bác sĩ quyết định. Căn cứ vào sự theo dõi mức độ hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật. Thông thường bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 5 ngày sau phẫu thuật. Kháng sinh có thể được dùng ở đường tiêm hoặc uống. Sau phẫu thuật 7 ngày bệnh nhân đã có thể được rút bấc và cắt chỉ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân dùng thuốc đầy đủ sẽ được xuất viện đúng thời hạn hoặc sớm hơn. Cho nên người bệnh không cần lo lắng đến vấn đề vá màng nhĩ nằm viện bao lâu.
Bệnh nhân sẽ được nhét một lớp bông vào tai sau khi thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ. Lớp bông này phải được giữ nguyên vị trí trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày sau khi phẫu thuật. Sẽ có một lớp băng gạc bên ngoài làm nhiệm vụ che phủ, bảo vệ vùng tai sau phẫu thuật.
Nếu đã từng phẫu thuật vá màng nhĩ thì bệnh nhân không cần lo lắng vá màng nhĩ nằm viện bao lâu. Bởi vì thông thường ở trường hợp này, bệnh nhân được cho phép xuất viện ngay sau khi phẫu thuật.
Sau khi được tháo bỏ lớp băng gạc và lớp bông bên trong lỗ tai. Bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc nhỏ tai để sử dụng tại nhà.
Để quá trình hồi phục sau phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bệnh nhân cần:
- Giữ vệ sinh tai thật kỹ.
- Bệnh nhân nên tránh đi bơi tháng đầu tiên sau phẫu thuật tránh việc nước vào tai gây nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không ngoáy tai.
- Khi hắt hơi, hãy cố gắng hắt hơi nhẹ kết hợp mở miệng để giảm áp lực trong tai.
Tỉ lệ thành công của phẫu thuật cũng sẽ quyết định việc vá màng nhĩ nằm việc bao lâu. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế tại trường Đại học Columbia cho biết, bệnh nhân không phải lo lắng về vấn đề vá màng nhĩ vì phẫu thuật này có tỉ lệ thành công rất cao.
- Phẫu thuật vá màng nhĩ có hơn 90% số bệnh nhân hồi phục không để lại biến chứng.
- Tỉ lệ bị giảm thính lực sau phẫu thuật vá màng nhĩ là 2 đến 4 trên 1000 người.
- Nếu chỉ vá màng nhĩ thì sẽ khả quan hơn so với việc phải thay thế cả các xương nhỏ ở tai.
Chi phí vá màng nhĩ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ
- Tình trạng tổn thương tại màng nhĩ của bệnh nhân.
- Kích thước lỗ hổng và vết rách màng nhĩ cần được vá.
- Bệnh nhân có bị tổn thương các xương ở tai giữa hay không.
- Loại phương pháp phẫu thuật được sử dụng cho bệnh nhân là gì
- Dịch vụ y tế được bệnh nhân lựa chọn là dịch vụ công hay tư nhân
- Bệnh nhân phẫu thuật vá màng nhĩ có sử dụng bảo hiểm y tế hay không
- Thời gian bệnh nhân vá màng nhĩ nằm viện bao lâu
Do đó, đối với mỗi cơ sở y tế hoặc bệnh viện sẽ có chi phí thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ khác nhau. Hy vọng những kiến thức về vá màng nhĩ ở trên có thể giúp bạn an tâm hơn khi quyết định thực hiện phẫu thuật này.