- Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50-70% nguyên nhân gây đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính là do nhiễm vi khuẩn. Do đó, sử dụng kháng sinh rất hiệu quả trong việc giảm nhiễm trùng đường hô hấp, giảm triệu chứng đợt cấp COPD và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng toàn thân. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh khá phổ biến.
>> Tìm hiểu thêm về Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Theo công bố của một nhóm các chuyên gia COPD vào năm 2017, việc điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh làm giảm tỷ lệ thất bại điều trị và kéo dài thời gian diễn ra đợt cấp tiếp theo.
- Độ dài đợt điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh thường là 5 - 10 ngày. Giá thành thuốc kháng sinh thường cũng không cao. Do đó, phương pháp điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh không gây quá tốn kém cho bệnh nhân. Thời gian điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh ngắn cũng giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ điều trị hơn.
- Theo một số nghiên cứu, sử dụng kháng sinh erythromycin hoặc azithromycin theo liệu trình thích hợp ít nhất 6 tháng, có thể giúp phòng ngừa đợt cấp COPD. Nó có thể giúp giảm tần suất mắc đợt cấp tới 27%, giảm viêm nhiễm và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Ngoài thuốc kháng sinh thì còn có các phương pháp khác giúp hỗ trợ và điều trị đợt câp COPD khác. Xem thêm TẠI ĐÂY.
- Lựa chọn kháng sinh để điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính cần trải qua nhiều xét nghiệm đánh giá để xác định mức độ và chủng loại vi khuẩn. Theo các chuyên gia, việc lựa chọn thuốc kháng sinh ban đầu không phù hợp có thể khiến tỷ lệ điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính thất bại tới 17 - 32%.
- Điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh có thể gây các tác dụng phụ nhẹ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy.
- Đợt cấp có thể do chất lượng không khí kém, khói thuốc lá hoặc nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng do virus, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn.
- Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy tỷ lệ nhỏ bệnh nhân điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh Azithromycin (Zithromax, Zmax) bị giảm hoặc mất thính giác. Những trường hợp này cần phải ngưng sử dụng Azithromycin trên 1 năm.
- Việc sử dụng kháng sinh nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Đặc biệt là tăng tỷ lệ kháng khuẩn của các vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp. Để giảm nguy cơ này, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn thuốc kháng sinh thay thế và điều trị ngắt quãng.
Không phải tất cả các đợt cấp đều cần điều trị bằng kháng sinh. Xác định xem nhiễm trùng có phải do vi khuẩn hay không, và cân nhắc các tác dụng phụ tiềm ẩn chính là chìa khóa để quyết định có nên điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh và lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Thông thường bác sĩ sẽ xét nghiệm đờm của bệnh nhân. Nếu xác định nhiễm trùng là do vi khuẩn thì một đợt kháng sinh ngắn là một cách tiếp cận hợp lý. Vì đợt cấp COPD tăng nhanh suy giảm chức năng phổi, có thể dẫn đến nhập viện và tử vong. Khi được sử dụng hợp lý, thuốc kháng sinh sẽ giúp bệnh nhân nhanh khỏi và giảm tử vong. Xét nghiệm đờm cũng giúp xác định được loại vi khuẩn cụ thể để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
Ngoài ra bác sĩ cũng cần dựa vào các yếu tố như tác dụng phụ tiềm ẩn, độ nghiêm trọng của đợt cấp, các bệnh mắc kèm, mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh,... để xây dựng lộ trình điều trị đợt cấp COPD bằng thuốc kháng sinh tối ưu nhất.
Nguồn dịch: https://www.everydayhealth.com/copd/pros-cons-treating-copd-flare-ups-with-antibiotics/