Phẫu thuật gai cột sống là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất cho các bệnh nhân. Đặc biệt, với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, những yếu tố này lại ngày càng quan trọng tác động tới việc lựa chọn cách thức chữa bệnh của bệnh nhân.
Phương pháp này đòi hỏi yêu cầu cao trên nhiều phương diện liên quan tới bác sĩ, bệnh nhân, cơ sở vật chất, quá trình hồi phục. Với các trường hợp gặp khó khăn ở các nhân tố trên, việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền y khoa hiện đại, các khó khăn đang dần được tháo gỡ.
Tương tự như nhiều phương pháp phẫu thuật của bệnh khác, bên cạnh các ưu điểm đã được công nhận, cách điều trị này cũng tiềm ẩn trong mình nhiều biến chứng, tác dụng phụ khác nhau. Vậy nên, trước khi lựa chọn, bệnh nhân cần có sự tham vấn kỹ lưỡng của đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, có khá nhiều hình thức phương pháp phẫu thuật gai cột sống khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các phương pháp mổ hở, mổ nội soi, mổ cố định cột sống và mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo.
Phương pháp mổ hở cột sống là một phương pháp phẫu thuật gai cột sống phổ biến được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay.
Nhược điểm:
- Có khả năng gây ra các biến chứng như: chảy máu, máu không đông, nhiễm trùng do vết thương hở,…
- Thời gian điều trị và hồi phục lâu.
Ưu điểm:
- Có khả năng giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh.
- Xử lý tình trạng vẹo, cong cột sống.
- Chi phí điều trị không cao.
Được áp dụng với nền tảng công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, phương pháp phẫu thuật gai cột sống bằng mổ nội soi ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Nhược điểm:
- Chỉ thích hợp với các trường hợp bị thoái hóa trên phạm vi nhỏ.
- Chi phí chữa trị cao.
- Yêu cầu cao về trang thiết bị và tay nghề bác sĩ.
Ưu điểm:
- So với phương pháp mổ hở, phương pháp phẫu thuật gai cột sống này có mức độ nguy hiểm thấp hơn.
- Quá trình thực hiện không quá phức tạp. Bác sĩ chỉ cần một vết rạch rất nhỏ tại vị trí thoái hóa (chỉ khoảng 4 – 5mm). Sau đó, sử dụng phương pháp nội soi, kính hiển vi để mổ.
- Được gây tê tại chỗ, bệnh nhân không phải dùng kháng sinh hay thuốc giảm đau nhiều
- Ít xảy ra trường hợp mất máu.
- Chỉ sau khoảng 7 – 10 ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể xuất viện.
- Phương pháp này cũng loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây thoái hóa cột sống. Tỉ lệ an toàn khi điều trị cũng khá cao.
Phương pháp mổ cố định cột sống dùng ốc vít với dây kim loại để cố định cột sống.
Nhược điểm:
- Chi phí điều trị của cách phẫu thuật gai cột sống này khá cao do phải dùng nhiều dụng cụ ốc vít.
- Thời gian điều trị, hồi phục kéo dài.
Ưu điểm:
- Loại bỏ hoàn toàn tình trạng đĩa đệm bị lệch ra ngoài.
- Hiệu quả của cách điều trị này tương đối cao.
- Các cơn đau cột sống được đẩy lùi.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải tình trạng đĩa đệm bị mài mòn hoặc thoát vị hết ra ngoài, phương pháp mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo sẽ được chỉ định sử dụng. Các thiết bị sẽ được cấy ghép vào cơ thể để hỗ trợ quá trình vận động của đĩa đệm cột sống tốt hơn.
Nhược điểm:
- Chi phí điều trị tương đối cao.
- Thời gian phục hồi của phương pháp phẫu thuật gai cột sống này khá dài (khoảng trên dưới 6 tháng).
Ưu điểm:
- Chữa trị dứt điểm bệnh.
- Các cơn đau được xử lý hoàn toàn nhanh chóng, dứt điểm.
Trên đây là ưu điểm, nhược điểm của một vài phương pháp phẫu thuật gai cột sống. Hy vọng, với những kiến thức này, bệnh nhân có thể cẩn trọng trong việc đưa ra lựa chọn phương thức chữa bệnh phù hợp, giúp sức khỏe nhanh chóng ổn định và đẩy lùi căn bệnh này.