Ưu điểm của phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống MRI

Ưu điểm của phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống MRI
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, các phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống cũng trở nên tân tiến hơn. Trong đó, chụp cộng hưởng từ - MRI chính là phương pháp chẩn đoán mang lại kết quả nhanh chóng và chuẩn xác được người sử dụng.

Thoái hóa cột sống là một trong các bệnh lý phổ biến. Điều đặc biệt là các dấu hiệu của nó thường diễn biến âm thầm. Cho đến khi người bệnh cảm nhận được những biến chứng, khó khăn trong hoạt động thì bệnh lý này đã gây suy giảm nghiêm trọng, thoái hóa cột sống nghiêm trọng. Bởi vậy, người bệnh cần đến một phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống tối ưu, giúp phát hiện và chẩn đoán tình trạng chính xác, nhanh chóng. Đó chính là lý do chụp cộng hưởng từ - MRI được áp dụng rộng rãi.

1. Phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống MRI

MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ có tên gọi tiếng anh là Magnetic Resonance Imaging). Đây là phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống hiện đại và tiên tiến áp dụng các tiến bộ của khoa học. Nó mang đến hình ảnh giải phẫu chi tiết tình hình bệnh lý nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Từ đó hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán y khoa.

2. So sánh hai phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống MRI và chụp X-quang

Sự ra đời MRI đã góp phần tạo nên bước tiến vượt bậc về phương thức chẩn đoán. Nhờ đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định vấn đề, mức độ bệnh lý cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ưu điểm: Chụp cộng hưởng từ mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng

Ngày nay, các hình ảnh giải phẫu của chụp cộng hưởng tưởng mang lại chính là "tiêu chuẩn vàng" trong việc kiểm tra và chẩn đoán. Nó hỗ trợ việc chỉ định phẫu thuật, theo dõi sau mổ nhanh chóng, chính xác hơn nhiều.

Đặc biệt, phương pháp này phát huy ưu điểm rõ nét nhất trong lĩnh vực tạo ảnh khu vực cột sống và tủy sống. Những hình ảnh thu được vô cùng chi tiết và sắc nét bao gồm ống sống, đĩa đệm, tủy, ống tủy thậm chí là rễ thần kinh và toàn bộ hệ thống dây chằng. Bởi vậy nó được chỉ định làm cách kiểm tra thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay bệnh lý khác ở cột sống.

Kết quả thu được từ hình ảnh của phương pháp chụp cộng hưởng được tái tạo ở dạng 3D, có độ phân giải cao. Giúp đội ngũ bác sĩ khảo sát toàn diện đa mặt cắt. Từng bộ phận trên ảnh đều sắc nét nhờ đó rát ngắn thời gian cũng như tăng tính chuẩn xác trong chẩn đoán. Người bệnh sẽ không mất nhiều thời gian trong việc chờ đợi kết quả cuối cùng.

So sánh phương pháp MRI và chụp X-quang

Khi đặt lên bàn cân so sánh với phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống khác là chụp X-quang, MRI mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Đầu tiên, MRI hoàn toàn không gây bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn như chụp X-quang thường quy hay chụp CT.

Đồng thời, trước khi chụp, bệnh nhân cũng không cần nhịn đói. Tuy nhiên đối với trường hợp yêu cầu phải gây mê, người bệnh bắt buộc phải nhịn trước 4 – 6 giờ.

Kết luận chung

Có thể thấy, chụp cộng hưởng từ - MRI được đánh giá cao về hiệu quả, thời gian và độ chính xác. Nó mang đến hình ảnh có độ tương phản cao, sắc nét. Nhờ đó giúp việc đánh giá giá cấu trúc mô xơ tốt hơn so với những phương thức chụp hình ảnh khác.

Không những vậy, MRI còn mang đến góc nhìn theo hướng đa diện, toàn diện. Nó được áp dụng và ứng dụng tại hầu hết các trung tâm y tế, bệnh viện lớn nhỏ trên toàn quốc. Đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh và y bác sĩ.

Nhìn chung, phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống MRI có chất lượng và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nó còn được áp dụng trong việc phát hiện các bệnh lý khác liên quan đến khu vực cột sống như thoát vị đĩa đệm hay tổn thương cột sống.


Tác giả: Nguyễn Thị An