Đa số thì phụ nữ có thể uống thuốc tránh thai hàng ngày nếu không có tác dụng phụ và có chỉ định cụ thể của bác sĩ phù hợp cho từng thể trạng sức khoẻ khác nhau.
Xuất hiện vào năm 1960 khi được FDA chấp thuận, thuốc tránh thai hàng ngày được nhiều chị em sử dụng ngoài việc tránh mang thai ngoài ý muốn thì thuốc tránh thai hàng ngày còn có các tác dụng khác như:
- Cải thiện vấn đề về mụn trên da
- Hỗ trợ làm đẹp da
- Giảm nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng,...
- Hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt
- Phòng ngừa bệnh loãng xương
- Giảm nguy cơ mắc các hội chứng liên quan tới tiền kinh nguyệt,...
Thành phần của thuốc tránh thai bao gồm 2 loại hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone. Tác dụng của 2 hormone này là ngăn cản việc rụng trứng, tạo ra một môi trường âm đạo không lý tưởng cho quá trình thụ tinh khi tinh trùng xâm nhập.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, các loại thuốc đều được chia thành hai loại: Vỉ 21 viên và vỉ 28 viên.
Ngày nay có nhiều dạng biến thể của thuốc tránh thai, một số loại chỉ bao gồm 4 ngày thuốc giả dược và cũng có loại không có thêm ngày thuốc giả dược nào từ đó cho phép bạn bỏ qua kì kinh hoàn toàn.
Các bác sĩ cho biết thuốc tránh thai hàng ngày cho hiệu quả ngay từ lần uống đầu tiên và nếu duy trì đúng cách thì đây là một phương pháp tránh thai lý tưởng bên cạnh sử dụng bao cao su cho những cặp vợ chồng chưa muốn có con.
Đọc thêm:
+ Ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp có nguy hiểm không?
+ Cách sử dụng bao cao su đúng cách cho nam giới và nữ giới
Tất cả các hình thức kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể gây ra một số tá dụng phụ và đa số là những tác dụng phụ nhẹ, có thể biến mất sau 2 - 3 tháng đầu tiên uống thuốc.
Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày có thể gặp như:
- Chảy máu trong kì kinh nguyệt
- Đầy hơi
- Tăng huyết áp trên mức bình thường
- Stress
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Giữ nước
- Đau đầu
- Nám da
- Mất ngủ
- Tâm trạng lâng lâng
- Buồn nôn
- Đau ở vú, tức hoặc căng ngực
- Nôn mửa
- Tăng cân,...
Nếu bạn đang gặp các khó khăn trong việc điều chỉnh thuốc hoặc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày trên 3 tháng thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình. Có thể bạn sẽ được chỉ định sang một thuốc khác hoặc một phương pháp tránh thai khác.
Khi quyết định dừng uống thuốc tránh thai hàng ngày, bạn cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai dự phòng, chẳng hạn như bao cao su để tránh mang thai ngoài ý muốn.
Một lần nữa, gần như tất cả các hình thức kiểm soát sinh sản liên quan đến estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Nhưng theo Planned Parenthood, những rủi ro này không phổ biến.
Các rủi ro sức khoẻ hiếm gặp bao gồm: các cục máu đông, bệnh túi mật, đau tim, tăng huyết áp, ung thư gan. Ngoài ra, nếu bạn hút thuốc hoặc trên 35 tuổi, nguy cơ gặp phải các rủi ro hiếm gặp này sẽ tăng lên.
Bác sĩ sẽ đề xuất biện pháp tránh thai khác nếu như bạn:
- Đang chuẩn bị phẫu thuật gây cản trở khả năng vận động ảnh hưởng tới quá trình hồi phục
- Bị vàng da khi mang thai hoặc đang uống thuốc điều trị
- Bị đau nửa đầu nguyên phát (migraines)
- Có tiền sử bị tăng huyết áp rất cao hoặc đột quỵ
- Có chỉ số BMI cao hoặc người bị béo phì
- Bị đau ngực hoặc đau tim
- Có các biến chứng do bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tới mạch máu, thận, dây thần kinh hoặc thị lực
- Bị ung thư cổ tử cung, ung thư vú hoặc ung thư gan
- Bị bệnh tim hoặc bệnh gan
- Có kinh nguyệt bất thường, ra máu đột ngột trong kì kinh nguyệt
- Đã từng bị cục máu đông
- Đang sử dụng bất kì loại thuốc nào không kê đơn hoặc kê đơn có tương tác với các hormone.
Để giảm thiểu nguy cơ gặp các rủi ro sức khoẻ với những tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy nói cho bác sĩ nếu:
- Đang cho con bú
- Đang uống thuốc điều trị động kinh
- Cảm thấy chán nản, stress hoặc đã được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm
- Bị tiểu đường
- Có cholesterol trong máu cao
- Bị bệnh thận, gan hoặc tim
- Vừa sinh em bé
- Vừa sảy thai hoặc phá thai
- Đang dùng bất kì một thảo dược bổ sung nào
- Cho rằng đang có khối u hoặc có thay đổi bất thường ở hai bên vú.
Có một số nghiên cứu cho thấy nếu sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì uống thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung; nguy cơ này sẽ tăng lên theo thời gian. Sử dụng càng lâu, rủi ro càng cao.
Tuy nhiên, chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Đã có những nghiên cứu trái ngược nhau về nguy cơ này. Một số cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng lên khi sử dụng thuốc tránh thai lâu dài nhưng số khác thì không.
Một nghiên cứu gần đây (3) cho thấy việc uống thuốc tránh thai hàng ngày lại góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc một số loại ung thư khi uống thuốc tránh thai hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ để có tư vấn phù hợp; cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích cũng như thể trạng sức khoẻ của bản thân.
Thuốc tránh thai hàng ngày cần đảm bảo được uống đúng giờ, đủ liều. Nếu quên, bạn cần sử dụng thêm các biện pháp ngừa thai dự phòng trong 7 ngày tiếp theo.
Ngoài ra, khi ngừng uống thuốc tránh thai bạn có thể sẽ bị ra máu nhẹ.
Tóm lại, vấn đề uống thuốc tránh thai hàng ngày có hại không phụ thuộc vào cách uống, loại thuốc có phù hợp với thể trạng sức khoẻ của bạn hay không. Tốt nhất, bạn nên có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản trước khi sử dụng.
Nguồn dịch: What Are the Side Effects of Birth Control Pills?