Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không?

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không?
Rất nhiều người khi uống thuốc có thể bị nghẹn ở cổ, vậy uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không?

Tình trạng bị nghẹt thở không chỉ xảy ra khi uống thuốc mà nghẹt thở hay còn được biết đến là nghẹn ở cổ còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm cả dị vật, nghẹn thức ăn hoặc các chất lỏng chặn ở cổ họng.

Trong khi đó, trẻ em thường bị sặc do đặt các vật lạ vào miệng. Đối với người lớn thì tình trạng bị nghẹn bị sặc có thể xảy ra do thói quen ăn uống quá nhanh hoặc khi uống thuốc nuốt quá nhiều viên thuốc cùng một lúc.

Đa số mọi người đều gặp phải tình trạng nghẹt thở tại một số thời điểm ở trong đời. Tình trạng này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn và cũng thật sự rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nếu không kịp thời tống hết dị vật gây nghẹn ở cổ ra ngoài.

1. Tại sao uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ?

Khi người bệnh uống thuốc và bị nghẹn ở cổ rất có thể không có khả năng nói, ho, thở... tình trạng này khiến người bệnh có môi và da hoặc móng tay màu xanh do thiếu oxy.

Những lúc bị nghẹn ở cổ do uống thuốc, người bệnh có thể đưa ra dấu hiệu cảnh báo cho người xung quanh bằng cách đưa tay qua cổ họng để người khác biết rằng bạn đang bị nghẹn.

Những nguyên nhân gây ra nghẹn ở cổ khác:

Ngoài uống thuốc nhiều viên hoặc viên thuốc to khi uống nuốt xuống cổ họng có thể gây ra tình trạng nghẹn ở cổ thì nghẹn ở cổ còn có thể gặp phải do một số nguyên nhân khác như:

- Khi trẻ em đặt đồ hoặc vật lạ vào miệng, trẻ thông thường dễ làm điều này vì tò mò.

- Nghẹn xảy ra ở cả trẻ em và người lớn khi ăn quá nhanh hoặc khi vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện.

Một số đồ vật dễ gây nghẹn thở khác ngoài thuốc gồm: Bắp rang bơ, kẹo cứng, cục tẩy bút chì, củ cà rốt, đậu phộng, quả cà chua cherry, các loại trái cây hoặc miếng rau lớn....

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không? Cần làm gì khi bị nghẹt thở? - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Làm gì khi bị hóc xương cá? Khi nào cần phải tới bệnh viện?

- Dị vật ở tai và cách xử trí an toàn

2. Vướng ở cổ họng hoặc nghẹn ở cổ họng cảnh báo điều gì?

Đối với tình trạng bị vướng hoặc nghẹn ở cổ họng thực ra còn rất nhiều nguyên nhân phức tạp khác. Có thể nhìn thấy ngoài tình trạng nuốt thuốc, nghẹn vật hay thức ăn thì nghẹn ở cổ còn có thể xuất hiện do một số vấn đề sức khỏe như:

- Vấn đề tại chỗ gây ra tình trạng nghẹn ở cổ họng gồm: Viêm amidan, viêm họng, dày niêm mạc, teo hoặc sa niêm mạc, rối loạn vận động nuốt, u nhú hay nhiệt miệng, thậm chí có thể cảnh báo ung thư hạ họng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

- Vấn đề lân cận gây tình trạng uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ gồm: U tuyến giáp đè vào họng, khi có u cạnh họng chèn vào, người mắc bệnh ở nắp thanh quản, bị gai xương của thoái hóa cột sống cổ, trào ngược dạ dày thực quản....

- Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra tình trạng nghẹn ở cổ gồm: trầm cảm, lo âu, stress, loạn thần kinh chức năng, rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh hay tự kỉ ám thị...

Đối với các trường hợp bị nghẹn ở cổ họng khi uống thuốc, người bệnh tốt hơn hết nên tìm đến bác sĩ nếu như tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng và tăng dần.

3. Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không?

Thật sự rất khó để có thể giải đáp chính xác rằng uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không? Bởi vì, tình trạng này có thể đơn thuần, chỉ cần uống thuốc hoặc uống nhiều nước để nuốt viên thuốc xuống là có thể hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên đối với những trường hợp uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ họng mà rất khó xuống, nếu không kịp thời uống nước hay đẩy viên thuốc bị nghẹn ở cổ họng xuống thì vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Tình trạng này có thể khiến người bệnh không thở được, khó khăn trong việc nói chuyện và môi, da tím tái rất nguy hiểm nếu không kịp thời loại bỏ viên thuốc đang mắc trong cổ họng ra.

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không? Cần làm gì khi bị nghẹt thở? - Ảnh 3.

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không thì câu trả lời là có nếu không kịp thời loại bỏ dị vật ra khỏi cổ họng - Ảnh Internet

Thậm chí, đối với tình trạng uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

4. Khi nào uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ cần tìm đến bác sĩ?

Rõ ràng cảm giác uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ khiến người bệnh khó chịu, có thể không quá phiền toái nhưng mỗi lần uống thuốc đều gặp phải tình trạng nghẹn ở cổ họng sẽ gây ra tâm lý sợ thuốc vướng ở cổ gây khó khăn trong quá trình uống thuốc nếu người bệnh đang mắc bệnh lý cần uống thuốc đều đặn để điều trị bệnh.

Tại một phòng khám cho biết có đến khoảng 4% số người đến thăm khám tại phòng khám tai mũi họng cho biết rằng họ có cảm giác vướng ở cổ họng hoặc bị nghẹn ở cổ họng. Hơn nữa có tới 78% số người bệnh đến khám tại các phòng khám đa khoa cho thấy họ gặp các vấn đề về nghẹn ở cổ họng hoặc tương tự như vậy.

Nghẹn ở cổ họng hoặc bị cộm ở cổ họng đơn thuần có thể khiến bạn chủ quan và cho rằng tình trạng này nhanh chóng tự biến mất.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ kéo dài và dai dẳng gây ra khó chịu ở cổ họng thì tốt nhất người bệnh không nên kéo dài tình trạng này mà nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để nhận thăm khám và điều trị kịp thời nếu kèm theo một số dấu hiệu bất thường như:

- Đau ở họng hoặc cổ.

- Khi người bệnh bị sụt cân không nguyên nhân.

- Nếu nạn nhân có cảm giác buồn nôn, khó nuốt, nuốt đau.

- Khi bị yếu cơ ở cổ họng hay các phần cơ khác trên cơ thể.

- Nếu như tình trạng nuốt thuốc đau ở cổ họng hay nghẹn ở cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Xuất hiện các tình trạng hay dấu hiệu bất thường, nạn nhân tuyệt đối không chủ quan mà nên nhanh chóng tìm đến người thân hoặc bác sĩ để nhận sự giúp đỡ kịp thời.

5. Cần làm gì khi uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ gây nghẹt thở?

Có một số biện pháp đem lại hiệu quả giúp người bệnh uống thuốc bị nghẹn ở cổ cải thiện tình trạng gồm:

- Dùng bàn tay đánh vào lưng người đó 5 lần giữa hai bả vai, sau đó thực hiện nghiệm pháp Heimlich 5 lần. Nên luân phiên giữa hai cách cho đến khi người bị nghẹn không còn xuất hiện tình trạng nghẹt thở.

Lưu ý, đối với trẻ nhỏ không nên thực hiện cả hai phương pháp mà chỉ nên thực hiện nghiệm pháp Heimlich khi trẻ mắc hoặc hóc dị vật.

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không? Cần làm gì khi bị nghẹt thở? - Ảnh 4.

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có thể trở nên nguy hiểm nếu không kịp thời xử lý thậm chí có thể khiến nạn nhân tử vong - Ảnh Internet

Nghiệm pháp Heimlich là gì?

Nghiệm pháp Heimlich (ấn bụng) được biết đến là một kỹ thuật cấp cứu có thể cứu sống nạn nhân chỉ trong vài giây khi nạn nhân bị hóc dị vật như thuốc hay thức ăn.

Đối với nghiệm pháp Heimlich, đây là một động tác đơn giản có hiệu quả nhanh chóng trong quá trình giúp đánh bật thức ăn hoặc dị vật ra khỏi đường thở của người đang bị nghẹn với cách làm tăng áp lực trong bụng và ngực để tống xuất dị vật ra bên ngoài.

Thực hiện nghiệm pháp Heimlich trên người bị nghẹn thuốc ở cổ họng bình thường

- Người thực hiện cần đứng sau người đang bị nghẹn dị vật hoặc thuốc sau đó với vòng tay ôm eo nạn nhân.

- Người thực hiện nghiệp pháp cần dựa người về phía trước.

- Nên nắm tay bạn thành nắm đấm và đặt lên bụng của người đó, phía trên rốn của họ.

- Tiếp đến, sử dụng bàn tay còn lại nắm thành nắm đấm sau đó đem ấn vào bụng người đang hóc hoặc nghẹn dị vật theo hướng lên trên. Thực hiện nghiệm pháp lặp lại 5 lần.

Đối với các trường hợp dù đã thực hiện đủ 5 lần nhưng dị vật vẫn chưa thoát ra khỏi cổ họng của nạn nhân thì người thực hiện cần tiếp tục lặp lại các bước này thêm 5 lần nữa.

Trong trường hợp dị vật không thể thoát ra ngoài và gây ra tình trạng nguy hiểm khiến nạn nhân bất tỉnh mới phát hiện thì lập tức thông đường thở cho nạn nhân nếu có thể. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng ngón tay của bạn.

Lưu ý, cần cẩn thận khi thông đường thở cho nạn nhân vì nếu thực hiện không đúng cách còn có thể khiến dị vật bị đẩy sâu hơn vào trong họng.

Đối với trường hợp này cần nhanh chóng gọi cho cơ sở y tế và nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất.

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không? Cần làm gì khi bị nghẹt thở? - Ảnh 5.

Đối với trẻ bị mắc dị vật trong họng, người thực hiện cần thực hiện đúng cách, nhẹ nhàng nhanh chóng loại bỏ dị vật ra khỏi họng trẻ tránh để lại hậu quả - Ảnh Internet

Thực hiện nghiệp pháp Heimlich trên một đứa trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Đối với trẻ bị hóc hoặc nghẹn thở do thuốc hay dị vật cần được thực hiện theo các bước như sau:

- Cần ngồi xuống sau đó giữ trẻ nằm sấp trên cẳng tay của bạn, đưa trẻ nằm trên đùi.

- Tiếp tục nhẹ nhàng đưa ra 5 cú đánh bằng gót lòng bàn tay.

Khi thực hiện cách này không hiệu quả, tiếp tục để trẻ nằm ngửa sau đó đặt trên cẳng tay và đùi của bạn để cho đầu của trẻ thấp hơn so với thân mình.

Sau đó đặt hai ngón tay ở giữa xương ức và thực hiện tiếp 5 lần ép ngực thật nhanh chóng.

Người thực hiện cần lặp lại động tác thổi ngược và đẩy ngực này cho trẻ đến khi tống được dị vật ra ngoài để trẻ có thể thở hoặc ho được.

Thực hiện nghiệp pháp Heimlich khi chỉ có một mình

Không phải lúc nào bị hóc dị vật hoặc nghẹn ở cổ cũng có người ở bên cạnh. Đối với các trường hợp bị hóc hoặc nghẹn mà chỉ có một mình, bạn cần giữ bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau:

- Cần nắm tay lại sau đó đặt lên trên rốn, sau đó hướng ngón tay cái vào trong và sử dụng tay kia nắm thành nắm đấm và đẩy đồng thời vào trong sau đó là đẩy lên trên. Thực hiện liên tục động tác đẩy bụng này đến khi có thể tự thở hoặc ho và tống được dị vật ra ngoài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hóp bụng ở trên bụng của mình sau đó đứng vào cạnh góc bàn hoặc mặt quầy, lưng ghế để thực hiện nghiệm pháp Heimlich.

6. Biến chứng có liên quan đến tình trạng nghẹt thở

Nghẹn thở do uống thuốc hay hóc dị vật đều trở nên đơn giản nếu có thể loại bỏ được dị vật và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên nếu không kịp thời loại bỏ dị vật có thể gây ra biến chứng khôn lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Một số biến chứng có liên quan đến tình trạng nghẹn thở có thể kể đến như:

- Kích ứng cổ họng.

- Làm tổn thương cổ họng.

- Có thể gây tử vong do ngạt thở.

Uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không? Cần làm gì khi bị nghẹt thở? - Ảnh 6.

Tránh uống cùng một lúc nhiều viên thuốc cùng nhau khiến các viên thuốc khó có thể trôi xuống cổ họng dễ dàng - Ảnh Internet

7. Phòng tránh và ngăn chặn tình trạng nghẹn thở

Để tránh tình trạng uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ người bệnh có thể uống viên thuốc từng viên hoặc bẻ nhỏ viên thuốc ra để uống nếu cần thiết và khi viên thuốc quá to.

Tránh uống cùng một lúc nhiều viên thuốc cùng nhau khiến các viên thuốc khó có thể trôi xuống cổ họng dễ dàng.

Đối với trẻ nhỏ, để ngăn chặn tình trạng trẻ bị nghẹt thở khi ăn phải các dị vật gây nghẹn ở cổ họng thì phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý tránh để các đồ chơi, vật nhỏ như đồng xu hay cục tẩy và các khối nhựa bên cạnh trẻ khiến trẻ tò mò bỏ vào miệng.

Trong quá trình cho trẻ ăn uống nên cắt nhỏ thức ăn của trẻ, đây cũng là cách khiến trẻ dễ nuốt hơn và tránh tình trạng nghẹn cổ họng ở trẻ. Lưu ý, hướng dẫn trẻ không để trẻ nói chuyện trong khi ăn.

Mỗi người nên tự chủ động trong quá trình ăn uống nên nhai kỹ thức ăn, tránh nói hoặc cười trong khi ăn gây sặc. Ngoài ra nên chuẩn bị thêm nước ở cạnh để nếu có bị sặc có thể uống nước luôn.

Việc uống thuốc gặp phải tình trạng nghẹn ở cổ họng không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, uống thuốc hay bị nghẹn ở cổ có nguy hiểm không thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Hy vọng với những thông tin và kiến thức trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng uống thuốc bị nghẹn ở cổ và có các biện pháp xử lý đúng cách đối với tình trạng này để đảm bảo sức khỏe của bản thân, người xung quanh và người thân trong gia đình.

Nguồn tham khảo:

1. What You Should Know About Choking

2. Choking: First aid

3. Heimlich Maneuver


https://suckhoehangngay.vn/uong-thuoc-hay-bi-nghen-o-co-co-nguy-hiem-khong-20220403114719473.htm
Tác giả: Anh Dũng