Trong Đông y, cảm thảo là một vị thuốc tốt, đây còn là thức uống quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, dùng cam thảo như thế nào là đúng cách, sử dụng liều lượng ra sao vẫn còn nhiều người chưa biết.
Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.
Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo thường xuyên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.
Vì lạm dụng cam thảo để giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết điều này cực kỳ nguy hiểm và phản khoa học. Trong cam thảo có chứa đến 6-23% glycyrizin là loại chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi đi qua đường miệng có độc tố yếu.
Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.
Tương tự ở người, nếu uống quá nhiều nước cam thảo đặc có thể tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Những người bị tăng huyết áp không nên sử dụng loại nước này. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bện gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.
Đây là một sai lầm phổ biến của rất nhiều người. Thậm chí nhân trần và cam thảo còn là đồ uống ưa thích của nhiều người. Nhiều người ưa thích vị mát, thanh ngọt của cam thảo với nhân trần và cho rằng có công dụng làm mát gan, giải độc, suy nhược...Tuy nhiên rất nhiều vụ tai biến đông dược do uống nhân trần pha cam thảo không đúng cách.
Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.
Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh. 2 vị thuốc đều rất tốt nhưng không nên kết hợp với nhau bởi cam thảo có tính giữ nước, nhân trần lại giúp đảo thải. Thói quen uống loại nước giải khát này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe của bạn.
Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống cam thảo hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý về gan cũng không nên dùng cam thảo trừ khi được bác sĩ chỉ định. Nếu uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể khiến mẹ bị mất sữa hoặc hạn chế tiết sữa.
Ngoài ra, người đang mang thai cũng không nên uống nhân trần với cam thảo do việc lợi tiểu khiến mẹ đi tiểu thường xuyên, các chất dinh dưỡng bị đào thải, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết non, dị tật, thiếu cân...
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng. Người bị táo bón, người mệt yếu lâu ngày dùng cam thảo sẽ tăng khả năng táo bón. Trường hợp ho nhiều, viêm phế quản mãn tính cũng không nên dùng cam thảo.
Tổng hợp