Sốt sau tiêm phòng khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc. Vậy tại sao trẻ hay bị sốt sau tiêm? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này? uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Đây là những vấn đề phụ huynh cần tìm hiểu trước khi đưa trẻ đi tiêm.
Tìm hiểu rõ lý do tại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm giúp ba mẹ có biện pháp phòng tránh tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị sốt sau khi tiêm:
- Sau khi tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ khởi động cơ chế hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn xâm nhập. Khi xác định vi trùng ngoại lai xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các Protein đặc biệt. Chúng còn được gọi là kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh.
Tuy nhiên hệ thống miễn dịch của trẻ không thể hoạt động quá nhanh. Sau khi tiêm, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ mầm bệnh và tiêu diệt chúng khi tiếp xúc trong tương lai. Do đó, khi trẻ được tiêm phòng sẽ xuất hiện các phản ứng tương tự như cách virus thực sự gây ra.
Và sốt là phản ứng bình thường, cho thế hệ miễn dịch của trẻ đáp ứng tối với vắc xin. Lúc này hệ thống miễn dịch đã ghi nhớ virus ngoại lai và bảo vệ trẻ khi gặp tác nhân gây bệnh. Thông thường trẻ sẽ sốt nhẹ trong khoảng 1 - 2 ngày đầu sau khi tiêm và tự khỏi. Vì thế ba mẹ không cần quá lo lắng.
Trong trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, ba mẹ nên cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời áp dụng các phương pháp hạ sốt như dán miếng dán, cho bé uống nhiều nước, bổ sung vitamin và dinh dưỡng. Nếu bé sốt cao trên 3 ngày ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Đọc thêm:
+ Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm phòng đúng cách
+ Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh cần biết một số lưu ý
Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Một vài mẹo hay dưới đây sẽ là phương pháp hạ sốt hiệu quả, giúp bé dễ chịu hơn khi tiêm.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong trường hợp bé chưa cai sữa mẹ, bạn nên tăng cường cho bé bú trước khi tiêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bé được tăng cường sức đề kháng và có thể lực tốt để phòng ngừa tình trạng sốt, đau khi tiêm.
Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho trẻ là phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau và được cho là khá hiệu quả. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp này ba mẹ nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông Y để đảm bảo an toàn.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết: Hương vị của tía tô có sự pha trộn giữa hồi hương, cảm thảo, quế và bạc hà. Loại thảo mộc này có tác dụng sát khuẩn, giải biểu.
Trong y học cổ truyền tía tô được xếp vào nhóm phát tán phong hàn, giải cảm, trị sốt. Đây là loại thảo mộc có giá trị dược tính cao nhưng khá lành tính. Vì thế nhiều phụ huynh đã cho bé uống nước tía tô để làm giảm các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm phòng.
Cách uống nước tía tô giúp trẻ đi tiêm không sốt là: Bạn cần nấu nước lá tía tô để nguội (hoặc ấm) và uống thay nước lọc từ 3 - 5 ngày trước khi bé tiêm phòng rồi cho bé bú. Đối với bé từ 12 tháng trở lên bạn có thể cho con uống nước lá tía tô trực tiếp trước khi tiêm phòng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ trẻ em trước khi thực hiện.
- Lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín: Đây là bước quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc và những phản ứng bé có thể gặp phải sau khi tiêm. Địa chỉ tiêm phòng uy tín giúp bé giảm đau, ít sốt, không quấy khóc cho ba mẹ yên tâm hơn.
Cách xác định địa chỉ tiêm phòng uy tín là, khoa phòng rộng rãi, sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu. Nguồn vắc xin chất lượng, được bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn GSP.
Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, biết dỗ trẻ, thao tác nhanh và chính xác. Cơ sơ tiêm có đội ngũ cấp cứu luôn túc trực để phòng ngừa trường hợp xấu có thể xảy ra.
- Nên tiêm cho bé vào buổi sáng: Điều này sẽ dễ dàng hơn cho mẹ khi bé quấy khóc, sốt hoặc có phản ứng mạnh với thuốc sau khi tiêm.
- Không để bé ăn quá no trước khi tiêm: Ba mẹ nên cho bé ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng và thể lực. Tuy nhiên không nên ăn quá no để tránh gây khó chịu và có thể xuất hiện phản ứng bất ngờ.
Trên đây là một vài thông tin giúp ba mẹ biết nên uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Cùng với một số phương pháp giúp trẻ dễ chịu hơn khi tiêm. Phụ huynh cần lưu ý để áp dụng nếu có kế hoạch tiêm phòng cho con em của mình.