Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ sẽ không được uống cà phê khi mang thai, do các lo ngại về những tác động tiêu cực đến mà nó có thể gây ra. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, uống cà phê khi mang thai với lượng ít không hẳn sẽ luôn gây tác động xấu đến sức khỏe.
Theo tác giả của nghiên cứu - Stefanie Hinkle đến từ Đại học Y khoa Pennsylvania, các kết quả liên quan đến việc tiêu thụ trên mức khuyến cáo vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên qua nghiên cứu này có thể thấy rằng, uống cà phê khi mang thai lượng ít hoặc vừa phải không làm gia tăng các nguy cơ như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và tăng huyết áp ở các bà mẹ.
Có hơn 2500 phụ nữ mang thai đã được chọn để thực hiện nghiên cứu mới. Họ đều là những người đã tham gia một nghiên cứu của Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người Hoa Kỳ. Nghiên cứu cũ này được thực hiện trong thời gian từ năm 2009-2013 tại 12 Trung tâm lâm sàng của Hoa Kỳ.
Các thai phụ sẽ được đo nồng độ caffein trong huyết tương vào các thời điểm tuần thứ 10 và tuần thứ 13 của thai kỳ. Các nhà khoa học cũng yêu cầu họ cầu báo cáo về thói quen sử dụng caffein như uống cà phê khi mang thai, trà, hay các loại nước uống tăng lực khác,...
Những thông tin này sẽ được đối chiếu với các chẩn đoán lâm sàng của thai phụ. Các chẩn đoán chính được quan tâm là đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.
Kết quả cho thấy rằng, phụ nữ mang thai uống thức uống chứa caffein không có sự liên quan với nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Thậm chí, nếu thai phụ sử dụng khoảng 100mg caffein mỗi ngày còn có thể làm giảm tới 47% bị đái tháo đường trong tam cá nguyệt thứ 2.
Đồng thời, không có sự khác biệt nào giữa những thai phụ có sử dụng caffein với những thai phụ không sử dụng caffein về tăng huyết áp thai kỳ hay tiền sản giật.
Đọc thêm:
- Bà bầu ăn lạc được không? Lạc có lợi hay có hại cho sức khoẻ mẹ và thai nhi?
- Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? Nên làm gì nếu bụng mẹ bầu nhỏ?
Những phát hiện trong nghiên cứu mới có tương đồng với các phát hiện cũ về vai trò của caffein trong cân bằng năng lượng và giảm hàm lượng chất béo. Caffein với vai trò là một loại hóa chất thực vật hoặc một thành phần nào đó trong trà, cà phê đã tác động lên phản ứng viêm và kháng insulin.
Theo Stefanie Hinkle, các nghiên cứu trong quá khứ đã chỉ ra tiêu thụ caffein khi mang thai có thể liên quan đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ. Kể cả khi lượng caffein mà các thai phụ tiêu thụ nhỏ hơn mức 200mg. Do đó, tiêu thụ caffein để làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ là điều không được khuyến cáo.
Nhưng cô cho rằng, phát hiện trong nghiên cứu mới đã cung cấp thêm các bằng chứng về việc uống cà phê khi mang thai ở mức ít đến vừa phải. Điều này sẽ không khiến các thai phụ bị gia tăng nguy cơ sức khỏe.
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về lượng tiêu thụ caffein ở các phụ nữ mang thai. Theo đó, những phụ nữ mang thai nên sử dụng caffein dưới mức 200mg mỗi ngày. Khuyến cáo này được đưa ra dựa trên các bằng chứng cho thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa sẩy thai hay sự phát triển của thai nhi với tiêu thụ mức caffein cao hơn.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/baby/news/20211116/a-little-coffee-may-be-healthy-in-pregnancy?fbclid=IwAR0fcl0-HVKQvb_J72-HvPlNzgz3NKq20z3zN5xGRNGPw1VBP8JqlRFNkR8#1