Ung thư trực tràng có chữa được không?

Ung thư trực tràng có chữa được không?
Ung thư trực tràng là bệnh không hiếm gặp hiện nay. Ung thư trực tràng có chữa được không? Điều trị ung thư trực tràng như thế nào? Sử dụng cho giai đoạn nào là phù hợp?

"Ung thư trực tràng có chữa được không" là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân ung thư trực tràng đặt ra. Câu trả lời là gì?

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu. Bệnh khi phát hiện muộn hoặc bị di căn thì mọi liệu pháp can thiệp y tế sẽ không còn đạt được hiệu quả như lý thuyết. Tuy vậy thì ung thư trực tràng chắc chắn có thể được chữa khỏi nếu như người mắc ở giai đoạn sớm.

Biểu hiện của ung thư trực tràng thường là đi ngoài ra máu, táo bón, cân nặng tụt bất thường, xanh xao, bị co thắt dạ dày và người thường xuyên mệt mỏi,... Khi gặp các dấu hiệu này người bệnh không được chủ quan mà cần ngay lập tức tới các cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán kịp thời.

Xem thêm: Địa chỉ khám ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng có chữa khỏi không? (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng thường được chia ra làm 4 giai đoạn: đó là các giai đoạn từ 1 đến giai đoạn 4, còn một giai đoạn khác là giai đoạnt tiền ung thư. Theo như trên thì ung thư trực tràng càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh là càng cao.

 Vậy ung thư trực tràng có chữa được không? 

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp được sử dụng chính hoặc được kết hợp với hai phương pháp là hóa trị và  xạ trị. Phương pháp này được thực hiện để thu nhỏ kích thước của khối u và tiêu diệt những tế bào ung thư bị sót lại.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau: phẫu thuật cắt trước, phẫu thuật đoạn chậu và phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng với tầng sinh mô.

2. Hóa trị

Hóa trị là việc dùng thuốc thông qua đường uống hoặc tiêm truyền để hóa chất đi vào cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư. 

Hóa trị có thể được chỉ định áp dụng trước khi phẫu thuật để giúp làm giảm đi kích thước của khối u trực tràng, từ đó giúp cho việc thực hiện phẫu thuật được hiệu quả và dễ dàng hơn.

Ngoài ra nếu như hóa trị được áp dụng sau khi phẫu thuật sẽ có mục đích giảm đi khả năng tái phát ung thư.

3. Xạ trị

Trong liệu pháp xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng tia X (tia năng lượng cao) hay chất phóng xạ chiếu vào chỗ bị ung thư với mục đích tiêu diệt các tế bào bị bệnh. Phương pháp xạ trị chủ yếu được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân đã bị ung thư đại trực tràng di căn, đặc biệt là  cho bệnh nhân bị di căn xa đến xương hoặc não.

Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp xạ trị qua hậu môn, xạ trị thuyên tắc, xạ trị chùm tia bên ngoài hay xạ trị nội bộ,...

Có liên quan:

Mới: Điều trị ung thư trực tràng không cần phẫu thuật

Tổng hợp

Tác giả: Kim Phụng