Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng Tai Mũi Họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Nếu tính theo tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư gây ra thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 7.
Căn cứ thống kê của nhiều nước trên thế giới thì ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư thường gặp. Vậy phân loại ung thư thanh quản như thế nào?
Trước khi phân loại ung thư thanh quản, mọi người cần biết tới nó là gì? Nói đến ung thư thanh quản là chỉ khối u nằm trong lòng thanh quản bao gồm mặt dưới thanh nhiệt, bằng thanh thất, thanh thất Morgagni, dây thanh và hạ thanh môn, còn các khối u khác vượt ngoài phạm vi các vị trí trên thuộc loại ung thư hạ họng.
Tuyệt đại đa số ung thư thanh quản là ung thư biểu mô, còn ung thư liên kết rất hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 0,5% , vì vậy nội dung phần này chủ yếu đề cập đến ung thư biểu mô thanh quản.
Yếu tố liên quan tới ung thư thanh quản cũng là vấn đề cần được quan tâm trước khi phân loại ung thư thanh quản. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng người ta đề cập tới các yếu tố có liên quan tới bệnh sinh như:
- Thuốc lá: Nhiều người cho đó là một yếu tố quan trọng góp phần phát sinh ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi.
- Các yếu tố kích thích: của khí hậu, ảnh hưởng của nghề nghiệp (phải tiếp xúc với các chất khí, bụi bẩn, hoá chất...) hoặc viêm thanh quản mạn tính (tiền đề của một ung thư hoá).
- Về giới tính: Chủ yếu hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%.
- Về tuổi: Hay gặp ở độ tuổi từ: 50-70 (72%), từ 40-50 tuổi ít hơn (12%). Riêng với phụ nữ nếu bị bệnh này thì ở độ tuổi sớm hơn.
- Với các thể viêm thanh quản mạn tính như tăng sản (hyperplasie) tăng sừng hoá, bạch sản là thể dễ bị ung thư hoá, vì vậy các thể này còn được gọi là trạng thái tiền ung thư.
- Các u lành tính của thanh quản cũng dễ ung thư hoá nhất là loại u nhú thanh quản ở người lớn chiếm một tỉ lể khá cao. Nhiều tác giả nhận xét rằng loại u nhú thanh quản này, nếu điều trị bằng tia phóng xạ thì rất dễ ung thư hoá kể cả trẻ em.
Đại thể:
Phân loại ung thư thanh quản này thường hay gặp 3 hình thái sau:
- Hình thái tăng sinh: Bề ngoài giống như u nhú, một số trường hợp giống như một polip có cuống.
- Hình thái thâm nhiễm xuống phía sâu: Bề ngoài niêm mạc có vẻ nguyên vẹn, đôi khi có hình như núm vú, niêm mạc vùng này bị đẩy phồng lên và di động bị hạn chế.
- Hình thái loét thường bờ không đều, chạm vào dễ chảy máu. Nhưng hay gặp là thể hỗn hợp vừa tăng sinh vừa loét, hay vừa loét vừa thâm nhiễm.
Vi thể:
Phần lớn ung thư thuộc phân loại ung thư thanh quản này là biểu mô lát, gai có cầu sừng chiếm 93% hoặc á sừng, sau đó là loại biểu mô tế bào đáy, loại trung gian và biểu mô tuyến. Loại u biệt hoá thì hiếm gặp ở ung thư thanh quản. Về lâm sàng, loại này tiến triển nhanh nhưng lại nhạy cảm với tia phóng xạ.
Ung thư thượng thanh môn (tầng trên) hay tiền đình thanh quản.
- Phân loại ung thư thanh quản này thường phát sinh cùng một lúc ở cả băng thanh thất và mặt dưới của thanh thiệt, nó sẽ lan nhanh ra phía đối diện. Trường hợp u còn khu trú ở mặt dưới thanh thiệt rất ít gặp vì nó phát triển nhanh ra vùng thanh thiệt và khoang trước thanh thiệt hay gặp là thể tăng sinh hoặc loét sâu, bờ gồ ghề và thường ở một bên của thanh thiệt (trái hoặc phải), ít khi ở đường giữa.
- Nẹp phễu thanh thiệt và vùng sụn phễu bên bệnh thường to phồng lên do bị u thâm nhiễm hoặc do phù nề. Ở giai đoạn đầu, đáy băng thanh thất và dây thanh còn bình thường. Mắt thường rất khó đánh giá chính xác độ thâm nhiễm vào phía sâu, vì vậy cần phải chụp cắt lớp thông thường hoặc tốt nhất là chụp C.T.Scan thì mới đánh giá được hố trước thanh thiệt.
- Điểm xuất phát của phân loại ung thư thanh quản này thường bắt đầu từ phía trước của băng thanh thất và phần tiếp giáp với thanh thiệt. Sau đó u lan dần ra các vùng lân cận, lan ra trước vào thanh thiệt và hố trước thanh thiệt rồi đáy lưỡi, lan lên trên xuyên qua màng móng thanh thiệt hoặc ra vùng trước thanh quản vào màng giáp móng hoặc góc trước sụn giáp.
- Ở phía ngoài do có cánh sụn giáp làm vật cản nên mô ung thư thường ngừng lại ở mặt trong màng sụn. Ở phía dưới kể cả giai đoạn muộn, ít khi nó vượt quá bình diện dây thanh và đáy thanh thất Morgagni, nhưng dần dần mô ung thư có thể lan ra phía đối diện của thanh quản.
- Phân loại ung thư thanh quản xuất phát từ thanh thất Morgagni thường là thể tăng sinh hay loét và thường bắt đầu từ phía đáy thanh thất hay thanh thiệt, nhưng nhìn chung thể loét lan rất nhanh vào các vùng lân cận, xuống dưới dây thanh và hạ thanh môn, lên trên băng thanh thất, ra ngoài sụn giáp có khi cả sụn phễu.
Ung thư thanh môn (dây thanh)
Phân loại ung thư thanh quản này là loại hay gặp nhất và thường thương tổn u còn giới hạn ở mặt trên hay bờ tự do dây thanh nếu phát hiện sớm.
- Thường gặp thể tăng sinh, hiếm gặp thể thâm nhiễm hoặc loét.
- Do triệu chứng khó phát âm xuất hiện sớm nên bệnh nhân mắc phân loại ung thư này thường đến khám sớm hơn các loại ung thư khác. Ung thư dây thanh tiến triển tương đối chậm, thường sau nhiều tháng, có khi một năm, bởi vì mô liên kết dưới niêm mạc của dây thanh thường dày đặc và màng lưới bạch mạch thì rất thưa thớt. Mô u lan dần dần từ mặt trên của niêm mạc xuống lớp sâu và sau đó mới bắt đầu phát triển nhanh xuống vùng hạ thanh môn và lên băng thanh thất.
- Ung thư biểu mô của dây thanh thường khu trú ở một bên khá lâu rồi mới lan sang phía dây thanh đối diện.
- Từ các tính chất trên, nhiều chuyên gia cho rằng phân loại ung thư thanh quản ở dây thanh giống như loại ung thư da, vì vậy tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư hạ thanh môn
Phân loại ung thư thanh quản này ít gặp hơn so với hai loại trên nhưng khám, phát hiện cũng khó khăn hơn. Muốn xác định, phải soi thanh quản trực tiếp và chụp phim cắt lớp.
- Phân loại ung thư thanh quản này thường gặp là thể thâm nhiễm và thường ở phía dưới dây thanh, vì vậy được cánh sụn giáp làm vật chắn, nên u khó lan ra ngoài. U thường bắt đầu từ mặt dưới dây thanh và lan rộng xuống phía dưới niêm mạc, thâm nhiễm vào phía sâu, nhưng bờ tự do của dây thanh vẫn bình thường, vì vậy nếu sinh thiết soi qua gián tiếp, ít khi lấy được chính xác thương tổn u mà phải soi thanh quản trực tiếp, thậm chí có khi phải mở sụn giáp (thyrotomie).
- Phân loại ung thư thanh quản thường phát triển nhanh sang phía đối diện vượt qua mép trước thanh quản, sau đó lan xuống dưới sụn nhẫn. Có trường hợp u lan xuyên qua màng giáp nhẫn hoặc thâm nhiễm ra phía mặt sụn nhẫn. Thường gặp là u lan lên trên và ra sau khớp nhẫn phễu làm cho dây thanh bị cố định.