Ung thư thận nên ăn gì?

Ung thư thận nên ăn gì?
Ung thư thận là bệnh lý đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài và sự kiên trì của người bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân cũng phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Vậy bị ung thư thận nên ăn gì tốt nhất?

Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao của các bệnh thuộc hệ thống thận - tiết niệu đang trở thành mối bận tâm của nhiều người.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết rằng việc bệnh nhân ung thư thận để ý đến chế độ sinh hoạt, rồi chú ý xem xem ung thư thận nên ăn gì, không nên ăn gì cùng với điều chỉnh tâm trạng lạc quan tích cực chính là sự hỗ trợ tuyệt đối để chữa khỏi bệnh.

Cũng theo đó câu hỏi mà các bác sĩ ung bướu thận tiết niệu cho biết được cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hỏi nhiều nhất chính là: "Bị ung thư thận nên ăn gì?", "Bị ung thư thận không nên ăn gì?",...

Ung thư thận nên ăn gì? - Ảnh 1.

Bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì? (Ảnh: Internet)

Dưới đây là câu trả lời và một vài lưu ý cho người bị ung thư thận:

1. Nguyên tắc dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thận

Trước khi xem xem bị ung thư thận nên ăn gì bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình theo nguyên tắc sau:

- Chỉ ăn những thực phẩm thanh đạm, ít dầu mỡ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng với hàm lượng protein ở mức thấp nhất, mục đích là hạn chế sự hoạt động của thận trong tiêu hóa.

Thông thường thì bạn nên bổ sung các thực phẩm như thịt gà, hải sản và các thực phẩm họ đậu.

- Lựa chọn thực phẩm sạch, vệ sinh, có lợi cho sức khỏe để bổ sung những khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Ung thư thận nên ăn gì? - Ảnh 2.

Lựa chọn thực phẩm sạch và lành tính cho bệnh nhân ung thư thận (Ảnh: Internet)

Hầu hết thì những người bị ung thư đều cần bổ sung nhiều vitamin tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể đồng thời tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, trái cây,...)

Chỉ nên chọn lựa những loại thực phẩm bổ sung protein có trong thịt gà, các loại đậu và hải sản.

- Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (có thể là cả nước trái cây và nước lọc).

- Thông thường người Việt thường có 3 bữa ăn mỗi ngày, tuy nhiên thì với bệnh nhân ung thư thì bạn nên chia thành các bữa nhỏ để cơ thể có thể hấp thụ được dễ dàng hơn.

2. Bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì?

Dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng ở trên thì dưới đây là câu trả lời của các chuyên gia cho câu hỏi: "Bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì?":

2.1. Cải bắp

Người ta tìm thấy rất nhiều phytochemical trong bắp cải. Đây là các gốc khoáng chất giúp loại bỏ các độc tố gây hại cho cơ thể mà thận không thể loại bỏ được.

Ung thư thận nên ăn gì? - Ảnh 3.

Bệnh nhân ung thư thận nên bổ sung bắp cải để giảm tải hoạt động của thận (Ảnh: Internet)

Do bệnh nhân ung thư thận cần phải hạn chế đồ mặn và dầu mỡ nên bạn có thể ăn bắp cải luộc (không ăn cùng nước mắm và gia vị).

2.2. Thịt gà, tôm và cá

Trong thịt gà, tôm và cá có chứa những protein lành tính đối với bệnh nhân ung thư thận. Vì thế mà trong bữa ăn hàng ngày, vừa để đảm bảo dinh dưỡng lại vừa an toàn bạn nên bổ sung chúng thay cho thịt đỏ.

Ung thư thận nên ăn gì? - Ảnh 4.

Thịt gà, cá và tôm là thực phẩm có lượng protein thấp (Ảnh: Internet)

2.3. Súp lơ

Súp lơ không chỉ là thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư thận mà còn tốt cho việc phòng tránh ung thư. Do trong ung thư có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể như thioxyanat, glucosinolate và indole.

Ung thư thận nên ăn gì? - Ảnh 5.

Súp lơ là thực phẩm phòng chống ung thư hiệu quả (Ảnh: Internet)

2.4. Nước ép trái cây

Không chỉ nước ép trái cây mà cả nước ép rau củ đều có chứa một lượng vitamin, chất xơ dồi dào tốt cho việc thải độc tố, giảm tải hoạt động của thận một khi đã bị suy giảm chức năng.

2.5. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có chứa một lượng photpho cũng như protein lành tính và an toàn hơn so với các loại thực phẩm chứa đạm khác.

Trên đây là những thực phẩm gợi ý cho bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì và nguyên tắc ăn uống như thế nào. Nhìn chung tùy vào thể trạng cũng như giai đoạn bệnh mà nhu cầu bổ sung sẽ khác nhau, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chủ trị để yên tâm hơn nhé.

Tổng hợp

Tác giả: Kim Phụng