Ung thư phổi có phải do di truyền không?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Ung thư phổi có phải do di truyền không?
Tỷ lệ các ca tử vong do ung thư phổi ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây ra ung thư phổi cũng được xác định ngày một nhiều và trở nên khó kiểm soát hơn. Vậy ung thư phổi có phải do di truyền không? Không hút thuốc có bị ung thư phổi không?

Phổi là một bộ phận của hệ hô hấp, giữ vai trò quan trọng là đưa oxy từ không khí vào và thải ra khí CO2 (carbon dioxide) ra khỏi cơ thể. 

Cấu tạo của phổi gồm có khí quản là ống dẫn khí chính (hay còn gọi là cuống phổi) và buồng phổi được chia đều sang 2 bên trái, phải của cơ thể, mỗi buồng phổi đều có ống dẫn khí. Bên trong các ống dẫn khí có lớp màng nhầy mỏng, có tác dụng giữ bụi và các chất bẩn khác.

Hiện nay, bệnh ung thư phổi đang ngày càng lan rộng và xuất hiện phổ biến hơn. Bệnh thường được hình thành trong các mô tế bào của phổi, xen kẽ trong các tế bào của ống dẫn khí. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về loại bệnh này là điều thật sự cần thiết để chủ động phòng tránh bất cứ lúc nào.

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh có sự xuất hiện của những khối u ác tính trong các tế bào của ống dẫn khí. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, khối u này sẽ dần lan ra ngoài phổi và đi đến các mô hoặc bộ phận khác trong cơ thể, đây cũng được biết đến là quá trình di căn.

Hầu hết, các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi được gọi là ung thư biểu mô. Có 2 loại ung thư chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).

Ung thư phổi chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở nam giới. Ngoài ra, ở nữ giới thì số người mắc bệnh và chết vì ung thư phổi cũng rất cao.

2. Nguyên nhân nào gây ung thư phổi?

2.1. Thói quen hút thuốc lá thường xuyên

Chính thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Dần dần, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển lên thành ung thư. 

Ngoài những người hút thuốc lá thường xuyên, những người phải ngửi khói thuốc trực tiếp trong một thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư phổi. 

Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra loại chất gây ung thư, có thể đe dọa tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.

2.2. Tiền sử bệnh viêm phổi mãn tính

Những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao, bụi phổi... thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi vô cùng cao. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính cũng có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó sản sinh ra vẩy tế bào trong quá trình diễn biến bệnh, dần dần phát triển thành ung thư phổi.

2.3. Ảnh hưởng từ không khí bị ô nhiễm

Nguồn không khí quanh nơi bạn sống, hoặc nơi làm việc bị ô nhiễm cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi. 

Đặc biệt, nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khí radon, amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, hay quá trình luyện thép, ni-ken, crôm, khí than... thì càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Tương tự đó, những người có công việc phải tiếp xúc trực tiếp trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc phải bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.

3. Vậy ung thư phổi có di truyền không?

Ngoài những nguyên nhân trên thì bạn cũng nên tìm hiểu về những người thân trong gia đình mình. Bởi nếu nhận thấy trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm từ sớm. 

Do bệnh này nếu phát hiện ra càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Thêm nữa, với những người có chức năng miễn dịch kém thường không có sức đề kháng cao, do đó hoạt động trao đổi chất cũng bị suy giảm, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng mắc phải các bệnh về phổi.


Tác giả: