Nói đến ung thư, ai cũng cảm thấy sợ hãi trước căn bệnh nguy hiểm này. Bởi vì, ung thư là bệnh hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Hơn nữa, ung thư còn gây ảnh hưởng đến tâm lý cho không chỉ người mắc bệnh mà cả người thân trong gia đình.
Để phòng ngừa ung thư hiệu quả, cần biết đến một số thói quen tốt như sau:
Ung thư đáng sợ đến mấy cũng phải dè chừng trước người có thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học. Đặc biệt một số bệnh ung thư có liên quan đến thói quen ăn uống như ung thư dạ dày.
Người không có thói quen ăn mặn sẽ giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Bởi vì, lượng muối quá lớn sau khi thẩm thấu vào cơ thể sẽ gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày và gây ra một số biến đổi ảnh hưởng đến sức khỏe như: xung huyết, phù nề, loét hay chảy máu dạ dày.
Ngoài ra, ăn mặn còn là nguyên nhân làm tăng ung thư dạ dày do muối làm phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và đồng thời tăng sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
Chưa hết, muối còn chứa nhiều nitrat, chất được chuyển hóa thành nitrit khi đi vào dạ dày và kết hợp với amin trong thức ăn sẽ tạo thành nitrosamine, đây là một chất có thể gây ung thư.
Vì vậy, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng, mỗi người chỉ ăn 5g muối/ngày. Ngoài ra, nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa nitrite gồm xúc xích, lạp xưởng...
Đọc thêm:
- 6 tác dụng của tỏi đen: Phòng ngừa ung thư và nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe
- Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung cần những xét nghiệm nào?
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nếu có thể giữ chỉ số cân nặng BMI ở mức trung bình thì người bệnh có thể ngăn ngừa một số bệnh có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì như: ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư thận và nội mạc tử cung.
Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh còn phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh và nội mạc tử cung cao.
Chỉ số BMI ở mức trung bình và biểu hiện kiểm soát sức khỏe dựa trên vòng eo như sau: Nam giới không vượt quá 85cm, nữ giới vòng eo không vượt quá 80cm.
Uống nhiều nước không chỉ là thói quen tốt cho sức khỏe mà đây còn là thói quen có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư bàng quang.
Khi uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thải độc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên uống nhiều nước như: người bệnh cao huyết áp, người bệnh tim... còn lượng nước uống hằng ngày của người bệnh còn phụ thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ.
Đối với người khỏe mạnh thì hằng ngày cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước gồm cả nước lọc, nước từ thực phẩm, đồ uống để duy trì lượng nước cần thiết co cơ thể và phòng ngừa ung thư.
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng đa số người mắc bệnh ung thư đều có đặc điểm chung là ngủ không ngon và không đủ giấc.
Hiện nay, với tính chất công việc, cuộc sống bận rộn nên mọi người thường có thói quen thức khuya. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hại cho sức khỏe và gây ung thư.
Đặc biệt, thời điểm ban đêm là lúc cơ thể sản xuất một lượng melatonin có đặc tính chống oxy hoa. Tuy nhiên, thói quen thức khuya lại khiến hàm lượng melatonin này trong cơ thể giảm xuống và tạo cơ hội cho các khối u phát triển.
Hơn nữa, thói quen thức khuya còn là nguyên nhân phá vỡ đồng hồ sinh học và ngăn cản quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể, đây cũng được biết đến là mầm mống cho sự phát triển của các tế bào ung thư và đặc biệt là bệnh ung thư vú.
Hầu hết phụ nữ có tỷ lệ mắc ung thư vú cao đều do làm cộng việc ca đêm thường xuyên.
Thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư đều đặn là cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư.
Đặc điểm của tầm soát ung thư sớm khác với việc khám sức khỏe tổng quát. Do đó, đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư thì nên thực hiện nhiều biện pháp chẩn đoán nhằm nâng cao như chụp ảnh hoặc siêu âm để phát hiện ung thư vú. Thực hiện nội soi đại tràng và dạ dày nhằm kịp thời phát hiện bệnh ung thư ruột và ung thư dạ dày.
Biện pháp tầm soát ung thư được thực hiện ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, đối với ung thư vú thì nên chủ động tầm soát ung thư vú khi chưa tới 40 tuổi để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.