Ung thư máu và nhiễm trùng huyết khác nhau như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ung thư máu và nhiễm trùng huyết khác nhau như thế nào?
Ung thư máu và nhiễm trùng huyết là những căn bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, 2 căn bệnh này vẫn có thể phân biệt được nhờ triệu chứng và yếu tố rủi ro.

Việc nhầm lẫn giữa ung thư máu và nhiễm trùng huyết sẽ dẫn đến quyết định điều trị sai lầm. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng so sánh để phân biệt rõ hai căn bệnh này bạn nhé!

1. Sự khác biệt trong triệu chứng của ung thư máu và nhiễm trùng huyết

1.1. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết

Để phân biệt ung thư máu và nhiễm trùng huyết, bạn cần nắm được những triệu chứng điển hình của 2 căn bệnh này. 

Nhiễm trùng huyết là tình trạng phản ứng của cơ thể với vi khuẩn. Cơ thể con người thường giải phóng hóa chất vào máu để chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi phản ứng của cơ thể với các hóa chất này mất cân bằng, gây hư hỏng nhiều hệ thống cơ quan.

Có 3 giai đoạn nhiễm trùng huyết bao gồm nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng. Mỗi giai đoạn của bệnh đều được biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng. Các triệu chứng trong giai đoạn nhiễm trùng huyết gồm:

- Sốt trên 38ºC hoặc dưới 36ºC.

- Nhịp tim cao hơn 90 nhịp mỗi phút.

- Nhịp thở cao hơn 20 nhịp thở mỗi phút.

Nhiễm trùng huyết nặng xảy ra khi có hiện tượng suy nội tạng. Trong trường hợp nhiễm trùng huyết nặng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau đây:

- Xuất hiện các mảng da bị đổi màu.

- Tiểu khó.

- Ảnh hưởng đến tinh thần.

- Số lượng tiểu cầu thấp.

- Khó thở.

- Chức năng tim bị ảnh hưởng.

- Ớn lạnh do nhiệt độ cơ thể giảm.

- Thể trạng yếu và dễ ngất xỉu.

Nhiễm trùng huyết có thể tiến triển thành sốc nhiễm trùng khi một số thay đổi nhất định trong cơ thể. Đặc biệt là sự thay đổi trong hệ thống tuần hoàn, tế bào và cách cơ thể sử dụng năng lượng. Sốc nhiễm trùng có nhiều khả năng gây tử vong hơn so với nhiễm trùng huyết. Để chẩn đoán sốc nhiễm trùng, bệnh nhân phải có hiện tượng nhiễm trùng đi kèm các dấu hiệu sau:

- Huyết áp thấp, phải sử dụng thuốc để duy trì huyết áp lớn hơn hoặc bằng 65 mmHg.

- Nồng độ axit lactic trong máu cao.

1.2. Các triệu chứng của ung thư máu

Ung thư máu và nhiễm trùng huyết có những triệu chứng khác nhau. Đối với bệnh ung thư máu, hầu hết các bệnh ung thư máu đều bắt đầu trong tủy xương - nơi sản xuất máu cho cơ thể. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Điều này sẽ làm gián đoạn chức năng của các tế bào máu bình thường, chống lại nhiễm trùng và tạo ra các tế bào máu mới. Các triệu chứng phổ biến của ung thư máu có thể kể đến:

- Sốt, ớn lạnh.

- Mệt mỏi kéo dài, thể trạng yếu.

- Chán ăn, buồn nôn.

- Sút cân không kiểm soát.

- Đổ mồ hôi ban đêm.

- Đau xương hoặc khớp.

- Cảm giác khó chịu ở bụng.

- Nhức đầu.

- Khó thở.

- Cơ thể dễ nhiễm trùng.

- Ngứa hoặc phát ban ngoài da.

- Sưng hạch bạch huyết, đặc biệt là ở các vị trí như cổ, nách và háng.

2. Các yếu tố rủi ro của ung thư máu và nhiễm trùng huyết

Yếu tố rủi ro là một trong những tiêu chí dùng để phân biệt ung thư máu và nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết thường phổ biến hơn ở các đối tượng sau đây:

- Trẻ em hoặc người lớn tuổi.

- Có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

- Mắc bệnh tiểu đường hoặc xơ gan.

- Có các vết thương trên cơ thể, chẳng hạn như vết bỏng.

- Có các thiết bị xâm lấn, ví dụ như ống thông tĩnh mạch hoặc ống thở.

- Từng được điều trị bằng kháng sinh hoặc corticosteroid.

Trong khi đó, ung thư máu lại thường xuất hiện dựa trên các yếu tố rủi ro như:

- Hút thuốc lá.

- Phơi nhiễm hóa chất, đặc biệt là các loại hóa chất như benzen và formaldehyd.

- Từng được điều trị bằng phương pháp hóa trị.

- Từng tiếp xúc với bức xạ mức độ cao.

- Có tiền sử liên quan đến rối loạn máu.

- Yếu tố di truyền.

3. Cách điều trị ung thư máu và nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng tiến triển thành sốc nhiễm trùng và gây tử vong nếu không được điều trị. Để điều trị nhiễm trùng huyết, các bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc như:

- Thuốc kháng sinh thế hệ IV để chống nhiễm trùng.

- Thuốc vận mạch để tăng huyết áp.

- Insulin để ổn định lượng đường trong máu.

- Corticosteroid để giảm viêm.

- Một số loại thuốc giảm đau.

Bệnh nhân nhiễm trùng nặng có thể được chỉ định thuốc kháng sinh thế hệ IV và mặt nạ phòng độc.

Biện pháp lọc máu cũng sẽ được yêu cầu nếu thận của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, phẫu thuật sẽ được tiến hành nhằm loại bỏ nguồn gây nhiễm trùng. Phẫu thuật sẽ giúp dẫn lưu áp xe có mủ hoặc loại bỏ mô bị nhiễm bệnh.

Ngược lại, điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư và tình hình tiến triển của bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến:

- Cấy ghép tế bào gốc: Một tế bào gốc sẽ được cấy ghép để tạo ra lượng máu khỏe mạnh cho cơ thể. Tế bào gốc có thể được thu thập từ tủy xương, máu lưu thông và máu cuống rốn.

- Hóa trị: Được sử dụng nhằm can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Phương pháp này thường được tiến hành trước khi cấy ghép tế bào gốc.

- Xạ trị: Liệu pháp xạ trị thường được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau. Nó cũng có thể được đưa ra trước khi cấy ghép tế bào gốc.

Việc xác định đúng bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định điều trị. Để tránh nhầm lẫn giữa ung thư máu và nhiễm trùng huyết, bạn hãy lựa chọn những bệnh viện uy tín để thăm khám nhé!


Tác giả: Thùy Dung