Ung thư mắt là gì? Những điều cần biết về ung thư mắt

Ung thư mắt là gì? Những điều cần biết về ung thư mắt
Những năm gần đây, tỷ lệ người bị ung thư mắt đang dần tăng lên, đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Vậy ung thư mắt là gì? Ung thư mắt có nguy hiểm không?

Mắt là bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương, có rất nhiều bệnh gây nguy hiểm cho mắt. Ung thư mắt là một thuật ngữ trong y học chỉ chung cho nhiều loại bệnh do các tế bào mắt bị đột biến gây nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực, thậm chí có thể gây mất thị lực hoàn toàn. 

Đây là một trong những bệnh cực kỳ hiếm gặp ở mắt, thế nhưng ngày nay, ung thư mắt ngày càng có dấu hiệu gia tăng, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. 

1. Ung thư mắt là gì? Dấu hiệu nhận biết ung thư mắt

Người bệnh có thể có các dấu hiệu ung thư mắt dễ nhận biết như: hình dạng của mắt bị thay đổi bất thường, tầm nhìn bị ảnh hưởng và các vấn đề thị lực khác, nhưng cũng có thể không có biểu hiện khác thường nào trong thời gian đầu bị bệnh.

Người bị ung thư mắt sẽ thường có những biểu hiện sau:

- Dễ bị vi khuẩn tấn công nên mắt thường bị sưng đỏ hay đau nhức, khó chịu, cảm thấy bị cộm trong mi mắt.

- Mắt bị mờ, mỏi, thị lực bị giảm sút, tầm nhìn bị thu hẹp, đôi khi có thể thấy những đốm đen lờ mờ ở trước mắt.

Ung thư mắt: Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa bệnh ung thư mắt - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Xuất hiện dấu hiệu sụp mi mắt cần đi khám ung thư phổi ngay

Ngứa bờ mi mắt là bệnh gì? Tất cả thông tin cần biết về tình trạng ngứa bờ mi mắt

- Màu của tròng mắt biến đổi, tròng đen xuất hiện những chấm tối màu, khi chiếu đèn vào mắt thấy có những chấm trắng trong đồng tử. Hai mắt bị mất cân đối, sắc tố mắt không đồng đều giữa hai bên.

Vào giai đoạn đầu, ung thư mắt có rất ít biểu hiện rõ ràng. Một vài biểu hiện của ung thư mắt có thể khá giống biểu hiện các tật, bệnh khác của mắt nên dễ tạo ra sự nhầm lẫn giữa các loại bệnh này. Bệnh nhân thường không tự phát hiện được mà phải qua quá trình thăm khám nhãn khoa mới tìm ra.

Bởi vậy, cần đi khám mắt định kì để biết sớm được căn bệnh này, có như vậy bệnh nhân mới được điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bệnh ung thư từ sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao và giảm được các tổn thương trên mắt trước khi bệnh trở nặng

Lưu ý:

- Một điểm quan trọng mà người nhà bệnh nhân hay các y bác sĩ cần nhớ là không nên chiếu thẳng đèn pin vào mắt để xem xét khi nghi ngờ mắt có bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ (ở độ tuổi này, võng mạc của các bé đang phát triển).

Nguyên nhân là ánh sáng cường độ cao và không được dùng đúng cách có thể gây tổn thương không đáng có tới mắt. Nếu mắt bị bệnh thật thì chúng càng yếu và dễ bị tổn thương hơn.

- Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu ung thư mắt qua những điều bất thường xuất hiện trên mắt và trong tầm nhìn, các vấn đề thị lực. Dù là trường hợp nào thì cách giải quyết tốt nhất là tới các phòng khám nhãn khoa để được khám kĩ càng và có phương án điều trị phù hợp.

2. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư mắt

Khi phát hiện mình bị ung thư ở giai đoạn đầu, các bệnh nhân không cần quá lo lắng, vì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Ở giai đoạn cuối, biểu hiện của bệnh rất rõ ràng nhưng khi đó tình trạng bệnh đã rất tệ rồi.

5 giai đoạn của bệnh ung thư mắt diễn ra như sau:

- Giai đoạn đầu tiên: Lúc này, các tế bào đã bắt đầu bị đột biến, phân chia không kiểm soát, dần tạo ra khối u ác tính trong mắt. Khối u khi đó vô cùng nhỏ, bằng các phương pháp và kĩ thuật khám bệnh thông thường cơ bản chưa thể phát hiện ra được

- Giai đoạn thứ hai: Kích thước khối u của mắt đã lớn hơn, từ 1- 2 mm. Các tế bào ác tính vẫn chưa lan ra các khu vực khác, các biểu hiện cũng chưa rõ ràng vẫn còn khó để nhận biết. Tuy vậy, nếu đi khám mắt, bác sĩ có thể phát hiện ra các điều bất thường của mắt và tìm được khối u 

- Giai đoạn thứ ba: Lúc này khối u đã có kích thước lớn, từ 5 - 8 mm. Từ giai đoạn này, một số dấu hiệu của bệnh bắt đầu biểu hiện ra như là thị lực suy giảm, mất thị lực nhẹ, khi quan sát thấy có các chấm mờ hoặc các đốm, đường (mà y học gọi bằng thuật ngữ floaters), mắt thấy chớp sáng... Tuy nhiên, các tế bào từ khối u vẫn chưa lan ra các vùng xung quanh hay hạch bạch huyết.

- Giai đoạn thứ tư: Kích cỡ của khối u bây giờ đã phát triển rất lớn, khoảng từ 8 - 10 mm. Các triệu chứng ở giai đoạn trên vẫn tiếp diễn ở giai đoạn này và trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy chưa tấn công đến hạch bạch huyết nhưng lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng tới các mô xung quanh khối u.

- Giai đoạn thứ năm: Lúc này, bệnh ung thư mắt đã ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư cuối cùng đã lan tới hạch bạch huyết. Người bệnh gần như đã đánh mất thị lực, thường xuyên thấy ánh sáng trắng trên mắt.

Ngoài ra còn có các biểu hiện như chán ăn, sụt cân bất thường, khó chịu, cơ thể suy nhược... Tình trạng của bệnh nhân vô cùng nguy hiểm, phải từ bỏ đôi mắt, nguy kịch đến tính mạng tới 75%.

Ung thư mắt: Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 4.

Không thể ngờ mệt mỏi, chán ăn cũng là một trong những dấu hiệu ung thư mắt - Ảnh: Internet

Đọc thêm: Bệnh mắt lồi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bệnh ung thư ở giai đoạn đầu có khả năng rất cao là chữa trị được. Tuy nhiên, ở các giai đoạn kế tiếp nếu có cách điều trị phù hợp thì bệnh nhân vẫn có thể được chữa khỏi và hồi phục. Mỗi giai đoạn bệnh đều có phương thức điều trị khác nhau cho phù hợp nên việc xác định đúng tình trạng bệnh của mắt là rất quan trọng.

3. Những nguyên nhân gây bệnh ung thư mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư mắt. Loại bệnh nguy hiểm này có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Do yếu tố chủng tộc: Các tài liệu thống kê y học đã chỉ ra rằng người da đen và da vàng có nguy cơ bị ung thư mắt thấp hơn người da trắng.

- Do màu mắt: Qua khảo sát cũng cho thấy, những người có màu mắt nâu, tối thường ít mắc ung thư mắt hơn người có đôi mắt màu sáng , và ngược lại.

Ung thư mắt: Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 2.

Những người có màu mắt sáng thường dễ mắc bệnh ung thư mắt hơn người có mắt tối màu - Ảnh: Internet

- Do yếu tố di truyền: Trên thực tế, khi trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị ung thư mắt, thì con cháu đời sau cũng có nhiều khả năng bị bệnh này hơn bình thường.

- Do những nhiễm sắc thể bị đột biến: bất chợt những nhiễm sắc thể trở lên bất thường

- Do hệ miễn dịch suy giảm làm sức khỏe ngày càng yếu dần đi, tạo điều kiện cho những bệnh cơ hội phát triển, trong đó có ung thư mắt.

- Do tác động tiêu cực từ môi trường sống và làm việc, học tập, vui chơi: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước… gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đôi mắt. 

- Do những tổn thương từ tia UV, do ánh sáng xanh (phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính, ti vi…) trong thời đại công nghệ số ngày nay, mà số người bị ung thư mắt ngày một tăng lên.

Ung thư mắt: Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 3.

Ánh sáng xanh là một trong những nguyên nhân gây ung thư mắt - Ảnh: Internet

4. Phương pháp chẩn đoán ung thư mắt

Khi kiểm tra sàng lọc chuyên khoa: Mắt sẽ được kiểm tra tổng quan phần xung quanh mắt, giác mạc, đồng tử. Nếu tìm ra khối u hay các biểu hiện bất thường, có thể cần thêm những xét nghiệm sàng lọc khác để xác định chuẩn xác tình trạng của mắt.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm các bước tiếp theo. Cụ thể là:

- Siêu âm: đây là một trong những phương pháp giúp xác định rõ nhất tình trạng của mắt, cho thấy được hình ảnh bên trong mắt để biết được các bệnh và tổn thương mà mắt gặp phải

- Sinh thiết kim: Bác sĩ dùng kim y khoa chuyên dụng lấy tế bào từ mắt. Sau đó nuôi cấy các tế bào đó, làm sinh thiết trong phòng xét nghiệm. Quan sát tình trạng các tế bào qua kính hiển vi, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện ra các khối u ác tính, chính xác trên 95%.

- Xét nghiệm di căn và nguy cơ di căn: Các bệnh ung thư nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ di căn. Ung thư mắt thường di căn tới gan. Khối u ban đầu xuất hiện ở mắt có thể lan tới các bộ phận khác qua mạch máu và hệ bạch huyết. Khi nghi ngờ có nguy cơ xảy ra di căn, có thể cần kiểm tra máu để xem mức men gan, siêu âm gan, chụp cắt lớp CT hay CAT, để xác định được trạng thái của gan, khối u đã lan tới chưa.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): Sử dụng bức xạ tia X, phương pháp này chụp được hình ảnh ba chiều bên trong mắt cho phép quan sát dễ dàng hơn, thấy được các điểm bất thường, khối u ở mắt nếu có và giúp chẩn đoán chính xác bệnh của mắt. Ảnh chụp CT cũng có tác dụng trong việc đo kích thước khối u hắc tố và theo dõi sự phát triển của khối u đó.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp sử dụng từ trường cũng để chụp lại hình ảnh phía trong mắt để tìm được khối u, đo kích thước của khối u.

5. Các phương pháp điều trị ung thư mắt

Bệnh ung thư nào cũng rất nguy hiểm và đáng lo. Ung thư mắt tuy ít đe dọa tới tính mạng nhưng vẫn rất nguy hiểm. Nếu phát hiện quá muộn bệnh nhân có thể đánh mất thị lực và đôi mắt vĩnh viễn. 

Để giữ được tình trạng tốt nhất cho đôi mắt thì phương pháp phù hợp áp dụng cho từng giai đoạn phát triển của bệnh là rất quan trọng. 

Ngày nay, y học phát triển vượt bậc, hiện đã có một số phương pháp trong điều trị ung thư mắt như sau:

- Phẫu thuật: Đây là phương pháp được ưu tiên khi điều trị bệnh ung thư mắt và thường được lựa chọn sử dụng với phần lớn các trường hợp. Biến chứng xuất hiện trên vùng màng mắt, bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ vùng màng đó và khối u. Nếu khối u đã lan sâu tới phần kết mạc, sẽ cần cắt bỏ khối u và cả vùng tiếp cận màng mắt. Trường hợp khối u nằm ở hốc mắt, ngoài cắt bỏ khối u ra cần loại bỏ phần viền mí mắt, vùng da xung quanh tiếp xúc và cả các bộ khác nằm phía trong hốc mắt.

- Xạ trị: Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ tia X, tia gamma, chùm proton để xóa bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư có trong mắt. Phương pháp này có thể dẫn tới một số triệu chứng không mong muốn khác như khô mắt, làm võng mạc, thần kinh thị giác bị tổn thương, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,...

- Phẫu thuật tia xạ hồng ngoại: Phương pháp này sử dụng chùm tia gamma hay dao gamma cắt bỏ khối u trong mắt và loại bỏ các tế bào ung thư

- Liệu pháp Laser: Bằng cách sử dụng chùm tia laser năng lượng cao chiếu lên và đốt khối u giúp khối u thu nhỏ lại. Phương pháp này hiệu quả với các khối u rất nhỏ, ở giai đoạn đầu của ung thư mắt. Liệu pháp laser có thể được kết hợp cùng xạ trị, phẫu thuật để loại bỏ tận gốc các tế bào ung thư còn lại, đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Hoá trị liệu: Phương pháp này sử dụng thuốc (loại thuốc thường được sử dụng là Methotrexate) để điều trị cho u lympho mắt. Các loại thuốc có thể được bệnh nhân sử dụng hoặc dùng để tiêm.

6. Các biện pháp phòng ngừa ung thư mắt

Đôi mắt vô cùng quan trọng với con người. Bị mắc  bệnh ung thư mắt là điều vô cùng đáng sợ mà không ai mong muốn. Để tránh bị bệnh, cần có các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

- Chú trọng ăn uống lành mạnh: Cần có chế độ ăn uống điều độ, xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả, vitamin và dưỡng chất cần thiết. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, ngoài ra cần hạn chế sử dụng thịt đỏ, thực phẩm đã qua chế biến, bảo quản.

Ung thư mắt: Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 5.

Cần chú trọng cân bằng dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh ung thư mắt - Ảnh: Internet

- Giảm tiếp xúc với tia UV: Tia UV, tia cực tím vô cùng có hại với sức khỏe con người. Đôi mắt cũng cần được bảo vệ kĩ trước tia UV. Khi ra ngoài hãy nhớ sử dụng kính râm chống tia UV, đội mũ rộng vành, che ô, đặc biệt là những ngày nắng gắt.

Trong đó, đeo kính râm chống tia cực tím khi gặp trời nắng là lời khuyên được đưa ra bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Tác dụng của kính râm tiêu chuẩn có thể hấp thụ và ngăn chặn tới 99 - 100 % tia UVA và tia UVB. Mắt và vùng da quanh mắt sẽ được bảo vệ tốt nhất. 

- Thường xuyên luyện tập, tập thể dục: Tuy rằng chưa có nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc tập luyện thể chất đối với u hắc mạc mắt, nhưng tập luyện để có cơ thể khỏe mạnh luôn là điều nên làm, giúp tránh xa bệnh tật và ngăn ngừa các bệnh ung thư.

Ngoài ra, hàng ngày nên thực hiện các bài tập và thư giãn dành riêng cho mắt

- Giảm căng thẳng và tập trung vào việc tận hưởng cuộc sống: Căng thẳng tinh thần là một trạng thái không tốt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và kích thích làm khối u và bệnh ung thư thêm nặng hơn. Bởi thế cần tránh cơ thể và tinh thần rơi vào căng thẳng, cân bằng cuộc sống và công việc hàng ngày, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, luôn giữ tinh thần ở trạng thái tốt, 

Ung thư mắt: Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này - Ảnh 6.

Cần kết hợp nhiều phương pháp để giữ đôi mắt luôn khỏe đẹp - Ảnh: Internet

Thư giãn và hưởng thụ cuộc sống: Biết cách loại bỏ những áp lực của cuộc sống để thư giãn, làm những điều làm bạn hạnh phúc. Lối sống tích cực giúp bạn vui vẻ và tránh xa các bệnh ung thư. Ngay cả trong quá trình điều trị cũng nên có một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan, tin tưởng bác sĩ và làm theo chỉ dẫn 

- Thường xuyên khám bác sĩ nhãn khoa: Thực hiện các buổi khám định kỳ. Bệnh ở giai đoạn đầu bạn có thể chưa biểu hiện ra nhưng qua việc khám bác sĩ đã có thể phát hiện ra rồi. Bệnh ung thư chữa trị càng sớm càng tốt. Khám định kì thường xuyên bạn cũng có thể hiểu hơn về sức khỏe hiện tại của mình và có được các lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.

Ung thư mắt là tình trạng bệnh khá hiếm gặp. Hãy thường xuyên khám mắt định kỳ tại các phòng khám chuyên khoa để kịp thời phát hiện và chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.


Tác giả: Thùy Dung